Những gì đang chờ ta trong năm 2021

Vào mọi thời điểm, con người luôn muốn nhìn tới tương lai - của bản thân, của đất nước mình và toàn thế giới. Ý nguyện này đặc biệt mạn vào đêm giao thừa chuyển sang một năm mới. Tất nhiên, không ai có thể đoán trước mọi thứ, và đại dịch coronavirus đã làm thay đổi mọi kế hoạch và dự báo cho năm 2020 đã là một ví dụ điển hình.
Sputnik

Nhưng trên cơ sở phân tích sâu sắc về các xu thế phát triển, cũng có thể hiểu được thế giới đang chuyển động tới đâu, có điều gì đe dọa và làm thế nào để tránh bớt rủi ro.

Nhà kinh tế dự đoán thời điểm kết thúc đại dịch coronavirus

Đã tám năm nay Viện Hồ Chí Minh thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg tiến hành công việc nghiên cứu phân tích tình hình khu vực Á-Âu như vậy. Viện thực hiện dự án «Vòng cung bất ổn Á-Âu và những vấn đề an ninh khu vực từ Đông Á đến Bắc Phi», thu hút các chuyên gia Nga nổi tiếng nhất trình bày đánh giá tại các hội thảo thường niên. Kết luận của các hội thảo này được thông báo cho cơ quan chức năng cao nhất của Chính phủ và Nhà nước.

Không nhiều cơ sở để lạc quan

Vậy thế giới đã biến đổi thế nào trong năm 2020 qua cái nhìn của các nhà khoa học chính trị và nên chờ đợi điều gì ở năm 2021? GS-TSKH Lịch sử Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg nhận định:

«Có rất ít lý do để lạc quan. Chúng ta đang sống trong thời đại bùng phát những mâu thuẫn địa chính trị ngày càng trầm trọng mà bản chất là đối kháng, không thể tháo gỡ bằng con đường đàm phán. Ngưỡng sử dụng vũ lực đã hạ thấp rõ rệt. Một ví dụ về cách sử dụng các công nghệ hiện đại nhất và không hề có bất kỳ giới hạn đạo đức và luân lý nào, để triệt hạ những đối tượng «không thích hợp» là vụ dùng vũ khí chính xác cao giết hại vị tướng Iran Qasem Soleimani hồi đầu năm, và ám sát nhà vật lý hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh lúc cuối năm. Một số chuyên gia gọi đại dịch coronavirus hiện nay là cuộc chiến tranh sinh học thế giới thứ nhất. Trong điều kiện cô lập cách ly, khi một số lượng lớn cư dân phải ở nhà tránh dịch, vai trò của hệ thống thông tin liên lạc đã gia tăng đáng kể. Trong chừng mực hầu hết các chương trình hoạt động theo hệ điều hành của Mỹ, nên Hoa Kỳ có cơ hội truy cập trái phép vào thông tin và sử dụng tiến bộ công nghệ để kiểm soát và điều phối thông tin đó. Những mối đe dọa sinh học, việc sử dụng ồ ạt các robot chiến đấu và vũ khí mới nhất cũng như hệ thống điều khiển và kiểm soát, mở rộng các địa bàn mới của hoạt động quân sự như không gian mạng và vũ trụ, đẩy mạnh sử dụng khai thác mạng xã hội vì lợi ích của chính quyền - đó là thực tế của năm 2020». 

Nếu nhìn vào bản đồ Âu-Á bằng con mắt của nhà phân tích, có thể thấy trên đó chín phân khúc của vòng cung bất ổn: Bắc Phi, Trung Đông, Nam Á, Đông Á, Bắc Cực, Đông Âu, Tây Âu, Kavkaz và Trung Á. Hệ thống này bao trùm khu vực địa lý và chính trị rộng lớn từ Bắc Băng Dương đến Ấn Độ Dương và từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Hệ thống đó có mục đích xuất khẩu sự bất ổn theo hướng các đối thủ cạnh tranh chính trị chính và dẫn đến tái định dạng sâu sắc các không gian văn hóa-địa lý. Điều này bao hàm cả động thái nguỵ tạo và viết lại lịch sử, xúc phạm nghĩa trang đài liệt sĩ, các vụ nổ và phá hủy các tượng đài tưởng niệm tướng lĩnh và chiến sĩ của quân đội Liên Xô ở Đông Âu, Latinh hoá chữ viết, cấm cản loại bỏ ngôn ngữ và văn hóa Nga ở Trung Á, tái lập chương trình dân số, cấp xung lực kích thích chia rẽ các tín ngưỡng truyền thống song song với du nhập phổ biến những giá trị tôn giáo khác.

"Một bước đột phá lớn”. Chuyên gia đánh giá thỏa thuận chấm dứt cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh

Năm 2020, có những cú đòn giáng vào các thành viên CSTO: Belarus, Armenia và Kyrgyzstan, tình trạng bất ổn lan đến sát gần biên giới Nga. Khu vực nóng nhất trên thế giới vẫn là phân khúc Trung Đông, nơi bộc lộ mâu thuẫn địa chính trị giữa các cầu thủ cơ bản trên trường quốc tế. Tại đó đang diễn ra cuộc đấu tranh công khai và giấu kín, với việc sử dụng các lực lượng ủy nhiệm và quân đội chính quy.

Ở phân khúc Kavkaz, sau các sự kiện ở Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ đã củng cố vị thế và điều chiến binh tới đó, giống như ở Bangladesh, Afghanistan, Pakistan, Istanbul cũng không hề giấu giếm ý đồ gây hấn liên quan đến Crưm của Nga. Vô số cuộc xung đột, hoặc đã đóng băng hoặc đang tiếp diễn trong khu vực này nhận hỗ trợ ráo riết của những nhà điều phối bên ngoài, khiến có thể dự đoán khả năng gia tăng bất ổn với mục đích tạo ra một liên minh Hồi giáo trên vùng không gian giữa Biển Đen và biển Caspi, là hướng sẽ phóng ngư lôi phá các dự án hợp tác kinh tế, quân sự và chính trị hiện có của  CSTO, SCO, EAEU và đẩy bật Nga ra khỏi Kavkaz.

Phân khúc Nam Á với mâu thuẫn Ấn Độ - Pakistan, xung đột Trung - Ấn ở biên giới gợi nhớ hình ảnh một thùng thuốc súng, ở đó định kỳ xuất hiện những người cầm mồi lửa. Phân khúc này vẫn duy trì vị trí thủ lĩnh trong việc sản xuất heroin, vốn đã thêm vào loại thuốc hướng thần tổng hợp và được người ta sử dụng tích cực trong các cuộc cách mạng màu.

Giọng điệu cứng rắn của Ấn Độ đối với Trung Quốc sẽ làm phức tạp thêm vấn đề biên giới

Tại phân khúc Bắc Cực, trong tương quan hiện tượng khí hậu nóng lên, mâu thuẫn địa chính trị ngày càng bùng phát rõ hơn gây nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các đối tác với tuyến đường biển ngắn phía Bắc chạy qua vùng đặc quyền kinh tế của Nga. Điều này đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở Bắc Cực và làm trầm trọng thêm các tranh chấp lãnh thổ.

Ở phân khúc Tây Âu nổi cộm gia tăng chứng «cuồng gián điệp», những cáo buộc đầu độc, biểu hiện của sự kỳ thị bài Hồi giáo, khiến nhiều người theo đạo Hồi trên thế giới không hài lòng, việc duy trì và áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế mới, thực trạng Mỹ bơm vũ khí cho các nước giáp giới với Nga.

«Chiêu thức giải quyết các vấn đề «tế nhị» bằng bàn tay của người khác, tức là tiến hành các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, không ngẫu nhiên đã trở thành «tấm danh thiếp» của Hoa Kỳ tại nhiều địa vực hiện thực và tiềm năng của hoạt động quân sự trên không gian Á-Âu. Bằng con đường cung cấp vũ khí và chiến binh cho các đối tác của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các đồng minh thân cận nhất, Washington có cơ hội thay đổi cán cân quyền lực và bằng cách đó khuyến khích dùng vũ lực sửa đổi trật tự hiện có. Từ phân khúc Đông Á của vòng cung bất ổn đã bắt đầu đại dịch coronavirus, tiếp diễn chiến tranh thương mại-kinh tế của Mỹ-Trung và quân sự hóa Biển Đông, đồng thời có những cuộc biểu tình phản đối ở Hồng Kông, còn Nhật Bản liên tục nêu yêu sách lãnh thổ với Nga. Tiếp diễn cả sự cực đoan hóa Hồi giáo lan rộng ở Đông Nam Á và các khu vực phía nam của châu lục. Các nước phân chia thành thân Trung Quốc và thân Mỹ, mâu thuẫn bùng phát ngày càng nóng bỏng giữa hai cường quốc có thể dẫn đến chia rẽ trong khu vực, nhưng điều đó phần nhiều sẽ phụ thuộc vào bộ máy chính quyền mới của Hoa Kỳ», - GS-TSKH Kolotov lưu ý.
Quân sự hóa, đòi chủ quyền ở Biển Đông: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam lên tiếng

Tình hình ở Đông Á ngày càng khó lường và hỗn loạn, - ông Viktor Sumskiy đứng đầu Trung tâm ASEAN tại Đại học MGIMO của LB Nga mô tả.

«Sở dĩ như vậy là do sự xuất hiện của hai xu thế đối lập nhau: khái niệm khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và sự hình thành Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực. Khái niệm Indo-Pacific Region (IPR) không nhằm xây dựng tương tác kinh tế khu vực, mà hoàn toàn ngược lại - để phá hủy hợp tác đa phương, mà trong hơn 2 thập kỷ trước đó từng phát triển như là khái niệm châu Á - Thái Bình Dương. Hoạt động này được tiến hành dựa  trên cơ sở các biện pháp trừng phạt đơn phương và trái phép, chiến tranh thương mại và cạnh tranh không trung thực và là dự án địa chính trị có tính chất hủy diệt nhằm hướng chống Trung Quốc, vốn đã đạt được sức mạnh to lớn. Bây giờ khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo ý tưởng trước đây không còn hiện hữu, bởi vì giữa hai động lực tăng trưởng kinh tế mạnh nhất của nó  là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang diễn ra cuộc ly hôn quyết liệt và gay gắt, nhưng IPR vẫn chưa có và không gì cho thấy là nó sẽ có.  Điều gì sẽ diễn ra với khu vực từ bao lâu nay vẫn kết hợp được sức năng động kinh tế chưa từng thấy và sự ổn định chiến lược tương đối? Có lẽ câu trả lời hàm chứa trong tiêu đề bài viết của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trên tạp chí Foreign Affairs – «Thế kỷ châu Á đang trong cơn nguy khốn».

Như có thể thấy, cái nhìn của các chuyên gia Nga không mấy lạc quan. Nhưng, như triết gia Trung Hoa lỗi lạc Tôn Tử đã viết trong chuyên luận «Binh thư» mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dịch và đánh giá rất cao, thì một trong những tiền đề của thành công là «biết mình biết người». Nếu ban lãnh đạo của các nước nhận thức rõ về lý do và mục tiêu hành động của các đối tác cùng đối thủ của họ, tìm thấy ý chí chính trị xác đáng để ủng hộ hoặc chống lại, thì ắt là sẽ tránh được sự phát triển kịch tính cho các sự kiện.

Thảo luận