Hàn Quốc thực hiện những biện pháp nào để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tỷ lệ sinh

Giảm một nửa dân số và do đó GDP của quốc gia này sẽ giảm xuống vị trí thứ 20 trên thế giới vào năm 2100, đây là dự báo của các nhà nghiên cứu từ Viện Ðo lường và Ðánh giá sức khỏe (IHME, Mỹ).
Sputnik

Vào cuối năm 2019, Hàn Quốc đã đứng ở vị trí cuối cùng trên thế giới về tổng tỷ suất sinh (TFR) và trở thành quốc gia duy nhất, nơi số trẻ em mà phụ nữ nước này muốn sinh giảm xuống dưới mức 1,0. Xét về tỷ trọng dân số dưới 14 tuổi, quốc gia này cũng tụt xuống vị trí cuối cùng trên thế giới, chỉ đứng sau Nhật Bản và Singapore.

Cả gia đình và việc làm: Nhà khoa học Hàn Quốc về giải pháp tăng tỷ lệ sinh con

Các nhà chức trách áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích sinh nở trong một thời gian dài, nhưng, vẫn chưa thể đảo ngược xu hướng tiêu cực. Chính phủ Hàn Quốc ngày 15/12 đã công bố “Kế hoạch cơ bản đối phó với tỷ lệ sinh thấp và xã hội già hóa lần thứ 4”. Theo kế hoạch này, trong 5 năm tới, Hàn Quốc sẽ thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ trực tiếp. Các phương án hỗ trợ trực tiếp bao gồm chi trả trợ cấp trẻ sơ sinh, nâng khoản hỗ trợ khuyến khích sinh con, mở rộng hỗ trợ chi phí giáo dục cho các gia đình đông con. Trước tiên, bắt đầu từ năm 2022, Chính phủ sẽ hỗ trợ 300.000 won (274 USD) tiền trợ cấp trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Mức hỗ trợ sẽ được nâng dần lên thành 500.000 won (457 USD) cho tới năm 2025. Đây là khoản trợ cấp lớn hay nhỏ? Theo số liệu mới nhất, thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ gia đình có từ hai người trở lên mà chủ hộ ở độ tuổi dưới 39 là 5,2 triệu won. Trong đó tiền lương kèm theo tất cả các khoản thưởng là 3,8 triệu won.

Tiền có mua được hạnh phúc?

“Ở Hàn Quốc, mức sinh “lao dốc” trong 12 tháng liên tiếp, dân số đang giảm. Theo số liệu quý 3 năm nay, tỷ lệ sinh TFR là 0,84 con/phụ nữ. Để so sánh: ở Hoa Kỳ - 1,77 con/phụ nữ, ở Nhật Bản - 1,43 con/phụ nữ, chuyên gia về luật công, giáo sư JaeJoon Chung tại Đại học Sơn Đông, Trung Quốc, lưu ý: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trước hết là do kinh tế. Trước hết, đây là giá nhà đắt cắt cổ, khiến việc sinh ra và nuôi dạy con cái trở nên xa xỉ không thể chi trả được, - chuyên gia JaeJoon Chung nói. - Vấn đề thứ hai, sâu hơn, các quan niệm về nhu cầu phụng dưỡng cha mẹ khi về già và sinh được con trai để nối dõi tông đường là quá xa lạ với thế hệ trẻ.
Các quan niệm truyền thống cho rằng, đứa con chào đời củng cố thêm tình yêu và hạnh phúc của vợ chồng, rằng đây là “tài sản” của gia đình trong tương lai, và sau đó con cái sẽ chăm sóc cha mẹ - tất cả điều này giờ là dĩ vãng. Hiện nay, những người trẻ coi việc sinh con là một gánh nặng mà họ sẽ phải gánh trong suốt cuộc đời, đó là những thiệt hại về kinh tế, về thời gian, giáo sư JaeJoon Chung nhận xét. Các yếu tố này làm giảm xu hướng sinh con. Trong những điều kiện này, các sáng kiến ​​mới của chính phủ khó có thể thành công.
Trong 15 năm qua, chính phủ Hàn Quốc đã thông qua ba kế hoạch phân bổ 225 nghìn tỷ won cho mục đích này, nhưng, các kế hoạch đó chưa mang lại kết quả. Theo kế hoạch thứ 4 đến năm 2025, chính phủ sẽ chi 196 nghìn tỷ won. Rõ ràng, đây là một nỗ lực để giải quyết vấn đề bằng tiền, mặc dù có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả của những biện pháp như vậy là rất thấp. Tư duy logic giúp chúng ta hiểu rằng, tỷ lệ sinh thấp hơn ở các nước phát triển so với các nước đang phát triển không thể được giải thích bởi mức thu nhập cao hoặc tình trạng nghèo đói”, - giáo sư nhận xét.
Hàn Quốc thực hiện những biện pháp nào để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tỷ lệ sinh

Cải tiến chất lượng

Có vẻ là, đối với Hàn Quốc, việc đạt đến mức bốn mươi năm trước, khi chỉ số TFR còn cao hơn mức sinh thay thế, giờ đây là một nhiệm vụ bất khả thi. Kịch bản lý tưởng sẽ là đạt đến mức trung bình của các quốc gia phát triển. Nhưng, để có như vậy cần phải giải quyết vô số vấn đề xã hội và tìm kiếm những giải pháp khác.

Cô dâu Việt Nam sang Hàn Quốc ngày một gia tăng
“Hàn Quốc cần phải thực thi chính sách có vai trò thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ sinh, để có như vậy cần phải từ bỏ những điều cấm kỵ hiện có. Cho đến nay, Hàn Quốc không phải là một quốc gia thân thiện với người nhập cư, với các gia đình đa văn hóa hoặc con ngoài giá thú. Hàn Quốc cần phải thay đổi hoàn toàn tình trạng này bằng cách thông qua các chương trình hỗ trợ tích cực cho họ. Ví dụ, ở Pháp tỷ lệ trẻ sinh ngoài giá thú lên tới 50%, và ở Hàn Quốc - 2,4%.
Ở Hàn Quốc, những đứa trẻ như vậy bị bỏ rơi hoặc bị cho làm con nuôi ở nước ngoài. Kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên và cho đến gần đây, khoảng 200.000 trẻ em Hàn Quốc đã được gửi ra nước ngoài. Tức là, Hàn Quốc ra nhiều quyết định nhất cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài trong thời gian lâu nhất.  Hàn Quốc cần phải thừa nhận sự thật này, cần phải đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú và sử dụng điều này để tăng đáng kể tỷ lệ sinh”, - Giáo sư Jeong Chezhun nói.
Thảo luận