Cả gia đình và việc làm: Nhà khoa học Hàn Quốc về giải pháp tăng tỷ lệ sinh con

© Fotolia / PaylessimagesGia đình châu á
Gia đình châu á - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày càng nhiều phụ nữ Hàn Quốc không thấy lý do gì để kết hôn và sinh con. Lời khuyên của các bậc cha mẹ rằng, đã đến lúc để cô gái trở thành vợ và mẹ, chỉ gây ra phản ứng tiêu cực.

Chỉ còn một nửa số phụ nữ tin vào nhu cầu kết hôn. Số lượng trẻ sơ sinh tại Hàn Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Đây không phải là năm đầu tiên Hàn Quốc phải đối mặt với vấn đề này. Trong bối cảnh dân số già hóa nhanh chóng, tỷ lệ sinh thấp có thể dẫn tới sự khủng hoảng trong lực lượng lao động, tác động tiêu cực tới tiềm năng tăng trưởng của một trong những quốc gia Đông Á thịnh vượng nhất. Chính phủ cố gắng giải quyết vấn đề này, tìm cách kích thích sự gia tăng dân số, tuy nhiên, tất cả những nỗ lực này gặp phải sự kháng cự từ những người trẻ không muốn bị coi là một công cụ cho việc sinh con.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà xã hội học nổi tiếng của Hàn Quốc, ông Kim Ik Ki nói về nguồn gốc của vấn đề nhân khẩu tại Hàn Quốc và những xu hướng toàn cầu trong lĩnh vực này.

“Tỷ lệ sinh thấp trong bối cảnh dân số già hóa là một hiện tượng điển hình trên toàn thế giới, tuy nhiên, tại các quốc gia có mật độ dân số cao ở các đô thị, hiện tượng này thể hiện rõ hơn. Ví dụ, ở các nước Bắc Âu, dân số được phân bổ trên toàn bộ lãnh thổ và mức độ đô thị hóa không quá cao. Trong khi đó, ở Hàn Quốc và Nhật Bản, gần 80% người dân sống ở các thành phố, ở Trung Quốc - 60%”,  -  ông Kim Ik Ki, chuyên  gia của Hiệp hội Dân số Hàn Quốc, Đại học Dongguk, nói.

© AFP 2023 / Jacquelyn MartinTrẻ em chơi ở Seoul
Cả gia đình và việc làm: Nhà khoa học Hàn Quốc về giải pháp tăng tỷ lệ sinh con - Sputnik Việt Nam
Trẻ em chơi ở Seoul

Theo nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học so sánh ở các nước Đông Á, nguồn gốc của vấn đề này có thể được tìm thấy trong các truyền thống Nho giáo. Bởi vì toàn bộ hệ thống chính quyền cũ được xây dựng theo các truyền thống này, ngụ ý giữ gìn chế độ nô lệ và phong kiến. Các ý tưởng Nho giáo đã duy trì tỷ lệ dân số nông thôn cao và tỷ lệ đô thị thấp ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, khiến tỷ lệ sinh tương đối cao.

Để so sánh, Thụy Điển đã bãi bỏ chế độ nô lệ 40 năm trước khi triều đại Nho giáo được thành lập tại Hàn Quốc vào năm 1392. Tức là, khái niệm tôn vinh người cha, người thầy và nhà vua, ưu ái với con trai hơn con gái v.v. , những ý tưởng thúc đẩy chế độ phong kiến ​​Đông Á đã biến mất ở Bắc Âu từ ​​lâu trước khi Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa tư bản.

Cô dâu Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Cô dâu Việt Nam sang Hàn Quốc ngày một gia tăng

Truyền thống Nho giáo tán thành hôn nhân sớm và gia đình đông con. Tuy nhiên, sau khi thanh niên đổ xô vào các thành phố, những người trẻ bị cắt khỏi nền tảng của cha mẹ họ. Điều này được thể hiện rõ nhất trong nữ giới, phụ nữ muốn tận hưởng cuộc sống, muốn có việc làm và thời gian nghỉ ngơi. Kết quả là, họ không thích kết hôn và sinh con.

“Trước đây, nếu phụ nữ Hàn Quốc và Nhật Bản không kết hôn, thì cuộc sống của họ thật khó khăn. Tuy nhiên, gần đây những dấu hiệu giải phóng phụ nữ ngày càng trở nên rõ ràng hơn, số người phụ nữ có việc làm ngày càng tăng, và bây giờ người phụ nữ không còn sống phụ thuộc và dựa dẫm vào người chồng (người đàn ông). Họ tận hưởng cuộc sống, không gò bó bản thân với hôn nhân và chăm sóc chồng con.

© AFP 2023 / Jung Yeon-JeTrẻ em chơi trong đài phun nước ở trung tâm Seoul
Cả gia đình và việc làm: Nhà khoa học Hàn Quốc về giải pháp tăng tỷ lệ sinh con - Sputnik Việt Nam
Trẻ em chơi trong đài phun nước ở trung tâm Seoul

Ở Trung Quốc mức độ đô thị hóa là khá thấp so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng, khác với Seoul và Tokyo, kể từ thời Mao Trạch Đông, Bắc Kinh bắt đầu theo đuổi chính sách bình đẳng giới. Kết quả là, ở Trung Quốc tỷ lệ có việc làm của phụ nữ và tỷ lệ nam giới làm việc nhà là cao hơn. Mặc dù có xu hướng chung là số người đăng ký kết hôn sụt giảm và tỷ lệ sinh giảm, tình hình ở Trung Quốc rõ ràng khác với Hàn Quốc và Nhật Bản”, - Giáo sư Kim, người vừa trở về Seoul sau 4 năm giảng dạy tại Đại học Nhân dân Trung Quốc (Đại học Renmin Trung Quốc), cho biết.

Cô gái cô đơn  và cặp tình nhân trong nhà hàng - Sputnik Việt Nam
Sự cô đơn được mặc định trong đời? Những người bị sinh non lớn lên khó tìm bạn đời

Sau khi nghiên cứu lý do tại sao Phần Lan và Hà Lan tìm cách đảo ngược tình hình với tỷ lệ sinh con, và Hàn Quốc và Nhật Bản không đạt được kết quả trong lĩnh vức này, nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng, yếu tố xã hội quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh là sự cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình. Ở các quốc gia bảo đảm được sự cân bằng này, không chỉ riêng phụ nữ mà cả nam giới cũng có thái độ tích cực đối với hôn nhân và sinh con.

“Các quốc gia Bắc Âu đã thực hiện thành công chính sách tạo sự cân bằng giữa công việc và gia đình, nhờ đó tỷ lệ sinh con có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên, ở các quốc gia này, người chồng có quyền nghỉ việc để chăm sóc con dưới 1 tuổi, và điều này mang lại kết quả. Nhưng, Hàn Quốc và Nhật Bản ít chú ý đến khía cạnh này và thường chỉ lãng phí tiền ngân sách cho các biện pháp chống lại tỷ lệ sinh thấp, giống như các đại siêu thị bán sản phẩm giảm giá”, - chuyên gia cho biết.

© Fotolia / MilatasNgười phụ nữ Nhật Bản với con gái trong công viên
Cả gia đình và việc làm: Nhà khoa học Hàn Quốc về giải pháp tăng tỷ lệ sinh con - Sputnik Việt Nam
Người phụ nữ Nhật Bản với con gái trong công viên

Hơn nữa, khác với các nước châu Á, ở châu Âu có nhiều trẻ em sinh ra mà bố mẹ không đăng ký kết hôn. Do đó, không nên liên kết thái độ tiêu cực đối với hôn nhân với mối đe dọa tuyệt chủng, theo chuyên gia Kim Ik Ki. Tuy nhiên, nếu tiếp tục hoãn quyết định về một vấn đề quan trọng khiến thanh niên Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc từ chối sinh con, thì xu hướng hiện tại khó có thể thay đổi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала