Sân bay Nội Bài bắt đầu khai thác đường băng 1B

Theo Bộ Giao thông Vận tải, sáng 1/1, đường băng 1B sân bay quốc tế Nội Bài đã được Cục Hàng không Việt Nam cho phép đưa vào khai thác. Chuyến bay VN159 từ Hà Nội đi Đà Nẵng là chuyến bay đầu tiên cất cánh trên đường băng 1B sau thời gian đường băng này phải tạm đóng cửa để sửa chữa và nâng cấp.
Sputnik

“Tuổi thọ” đường băng Nội Bài có thể lên tới 50 năm

Ngày 1/1, đường băng 1B sân bay quốc tế Nội Bài được đưa vào khai thác sau gần 6 tháng nâng cấp, cải tạo. Chuyến bay VN159 từ Hà Nội đi Đà Nẵng của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là chuyến bay đầu tiên cất cánh trên đường băng 1B.

Cục Hàng không đề xuất rút ngắn thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài

Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài – Hà Nội là công trình cấp đặc biệt do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án là Ban Quản lý dự án Thăng Long. Dự án được khởi công tháng 6/2020, với tổng mức đầu tư 2.031 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.449 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Giai đoạn 1 của dự án hoàn thành, đưa vào khai thác từ ngày 1/1 để phục vụ Tết Nguyên đán 2021; giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2022.

Theo ông Đặng Hùng Thái, Giám đốc dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (thuộc Ban Quản lý dự án Thăng Long – cơ quan đại diện thay Bộ GTVT làm chủ đầu tư ), dự án sửa chữa, nâng cấp khu bay Nội Bài phức tạp hơn Tân Sơn Nhất khá nhiều do phải sửa cả hai đường 1A và 1B. Đến nay, máy bay Code C (máy bay A321, A320) có thể cất cánh trên đường băng 1B dài 3.000 m.

Sân bay Nội Bài gia tăng số chuyến bay và lượt khách dịp nghỉ lễ

Trước đó, từ năm 2017, các đường băng và đường lăn sân bay Nội Bài đã bị xuống cấp nghiêm trọng do phải khai thác vượt tần suất thiết kế, tiếp nhận nhiều loại máy bay thế hệ mới với tải trọng lớn như A350-900, B787-9, B787-10. Nếu không được cải tạo, nâng cấp kịp thời có thể phải đóng cửa đường băng, dừng khai thác hoạt động bay tại cảng hàng không này.

“Khi sửa chữa xong, “tuổi thọ” đường băng ít nhất 20 năm và có thể tới 50 năm nếu như công tác bảo dưỡng định kỳ được làm thường xuyên theo đúng quy định”, ông Thái khẳng định.

Sau khi nâng cấp, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài sẽ tiếp tục tiếp nhận được các tàu bay Airbus A350, Boeing 787-9 hay 787-10, đáp ứng được nhu cầu khai thác đến năm 2030 đạt công suất 63 triệu khách/năm và 2 triệu tấn hàng hóa/năm. Con số này sẽ tăng lên 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa vào năm 2050.

Việt Nam cần khoảng 365.100 tỷ đồng đầu tư hạ tầng hàng không đến năm 2030

Cuối tháng 12/2020, Cục Hàng không Việt Nam đã hoàn tất Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến 2050.

Các hãng hàng không Việt Nam cầu cứu Chính phủ: Tránh “tị nạnh”, “choảng nhau”

Điểm đáng chú ý trong dự thảo này là đến năm 2030, cả nước sẽ có 26 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế và 12 cảng hàng không nội địa với tổng chi phí đầu tư giai đoạn 2020-2030 là 365.100 tỷ.

Giai đoạn 2030-2050, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất đầu tư thêm 4 cảng hàng không mới, trong đó có sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô và 3 sân bay mới khác gồm Lai Châu, Nà Sản (Sơn La) và Cao Bằng.

Để có nguồn lực đầu tư, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất các giải pháp về huy động nguồn vốn, trong đó có việc Chính phủ xem xét hỗ trợ, cho phép vay ưu đãi, bảo lãnh vay thương mại, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi (thuế, đất đai...) đối với các doanh nghiệp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không.

Chính phủ cũng có thể tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, tăng vốn điều lệ, liên kết đầu tư ngoài ngành, sử dụng nguồn vốn huy động của địa phương nơi có cảng hàng không, sân bay.

Thảo luận