"Đây là một thất bại": Người Mỹ thừa nhận họ đã quên mất cách chế tạo pháo tự hành

Lầu Năm Góc quyết định thay thế pháo tự hành bánh xích M109 Paladin đã lỗi thời bằng loại mới trên khung gầm bánh lốp, nhưng hóa ra không có gì để thay thế cả. Lầu Năm Góc thông báo về một cuộc đấu thầu mua sắm pháo tự hành đầy hứa hẹn, tuy nhiên, rõ ràng sẽ phải mua ở nước ngoài. Chi tiết - trong tài liệu của "Sputnik".
Sputnik

Pháo tự hành mới đến từ Serbia, Slovakia và Nam Phi?

Quân đội Hoa Kỳ tham chiến với pháo tự hành M109 Paladin trên khắp thế giới. Phương tiện này đưa vào trang bị từ đầu những năm 1960, đã tham gia chiến tranh Việt Nam. Mặc dù có nhiều cải tiến, nhưng các đặc điểm của hệ thống pháo này thua xa các đối thủ nước ngoài. Đặc biệt, các nhà thiết kế chỉ mới áp dụng bộ nạp tự động từ năm 2012. Tốc độ bắn tăng lên một chút: từ 3 lên 6 viên mỗi phút. Và tầm bắn không quá 25 km.

"Đây là một thất bại": Người Mỹ thừa nhận họ đã quên mất cách chế tạo pháo tự hành

Lầu Năm Góc cần một loại lựu pháo 155mm cơ động và mạnh mẽ. Một trong những yêu cầu chính là tốc độ bắn cao. Do đó, tất cả các mẫu đấu thầu cần phải được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động hoặc tự động. Theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về khẩu pháo mới, các công ty vũ khí từ châu Âu, châu Phi và châu Á tỏ ra muốn tham gia. Họ sẽ gửi sản phẩm của mình để thử nghiệm so sánh và bắn thử vào đầu năm 2021. Điều thú vị là người Mỹ yêu cầu pháo tự hành nhất thiết phải sử dụng bánh lốp.

Trận mưa lửa và thép. Những khẩu pháo tự hành đáng gờm nhất ở các quốc gia khác nhau
Israel đề xuất hệ thống ATMOS: khẩu pháo 155 mm trên khung gầm bánh lốp ba hoặc bốn trục. Tầm bắn hiệu quả - 40 km, tốc độ di chuyển - lên đến 80 km/h. Hệ thống này đã chứng tỏ khả năng hoạt động tốt trong thực chiến, tuy nhiên do bạp đạn bằng tay nên tốc độ bắn là 4 - 9 phát/phút.

BAE Systems của Anh muốn bán pháo Archer cho người Mỹ. Điểm mạnh là tự động hóa hoàn toàn quá trình bắn và thời gian triển khai nhanh chóng  - chỉ 30 giây. sau khi nhận lệnh. Kíp lái điều khiển từ buồng lái bọc thép, mọi thao tác có thể do một người thực hiện. Tầm bắn 40 km với đạn thông thường và hơn 50 km với đạn chính xác cao. Tuy nhiên, bản thân quân đội Anh cũng không vội mua sắm những khẩu pháo tự hành này.

Hoa Kỳ thậm chí còn quay sang các nước như Serbia, Slovakia, Pháp, Nam Phi và Hàn Quốc. Serbia giới thiệu phát triển của riêng mình - lựu pháo NORA B-52. Trên thực tế, đây là pháo 152 mm D-20 của Liên Xô đã được cải tiến từ giữa những năm 1940, nhưng được trang bị bộ nạp đạn tự động. Tốc độ bắn - 6-12 phát/phút, tầm bắn - 40 km.

"Đây là một thất bại": Người Mỹ thừa nhận họ đã quên mất cách chế tạo pháo tự hành

Bị tụt hậu nghiêm trọng

Theo Sergei Sudakov, thành viên Học viện Khoa học Quân sự, người Mỹ buộc phải thu hút sự tham gia của các nhà phát triển bên ngoài trong lĩnh vực pháo binh, vì họ đã để mất dây chuyền công nghệ của riêng mình và không còn khả năng tự tạo ra thứ gì đó có hiệu quả.

Pháo tự hành PTH85-VN18 của Việt Nam: các tính năng và tính ứng dụng thực tế

“Có một sự thiên vị nhất định ở Hoa Kỳ về vũ khí «thông thường» công nghệ cao, - ông nói - Pháo được coi là một loại lỗi thời, đã được thay thế bằng tên lửa. Việc sản xuất nhiều loại vũ khí truyền thống thường được giao  cho các công ty tư nhân. Mọi thứ đã đến mức ở Hoa Kỳ thậm chí không ai chế tạo que thông nòng để làm sạch nòng pháo".

Ý kiến ​​tương tự cũng được các chuyên gia từ trung tâm nghiên cứu Mỹ RAND bày tỏ. So sánh tình trạng pháo chiến trường của Mỹ và Nga, họ đưa ra kết luận "pháo binh" của Lầu Năm Góc đang bị tụt hậu nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây.

Kể từ tháng 9 năm 2001, Hoa Kỳ liên tục dính líu vào các cuộc xung đột lớn. Họ chiến đấu, sử dụng ồ ạt tên lửa, máy bay, trực thăng làm vũ khí tấn công và hỗ trợ hỏa lực cho các hoạt động trên bộ. Các hệ thống phòng không và pháo binh dã chiến lùi vào trong hậu cảnh. Sự xuống cấp ảnh hưởng đến cả nhân sự (các pháo thủ thạo nghề được chuyển sang bộ binh) và bản thân vũ khí trang bị. Tiềm năng hiện đại hóa của M109 cũng đã cạn kiệt từ lâu.

Pháo tự hành bánh lốp - ưu và nhược điểm

Việc Lầu Năm Góc tập trung vào các hệ thống bánh lốp cũng gây ra nhiều tranh cãi:

“Tôi nghĩ họ muốn xem xét các khả năng của kết cấu bánh lốp, - Viktor Murakhovsky, chuyên gia, tổng biên tập của tạp chí «Kho vũ khí của Tổ quốc», trong cuộc phỏng vấn với Sputnik nói, - Quân đội Nga đã có kinh nghiệm này từ thời Liên Xô. Chúng ta đã từng mua các pháo tự hành tương tự từ Séc, và nhận thấy loại công nghệ này không có tiềm năng. Nhưng nếu người Mỹ cũng muốn đi theo con đường này - xin mời, không có ai làm phiền cả".

Nga nói về thử nghiệm với khẩu pháo tự hành mới nhất "Lotus"
Chuyên gia làm rõ: ưu điểm chính của xe bánh lốp so với bánh xích là độ bền khung gầm và tốc độ cao khi hành quân. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhược điểm hơn.

“Bạn chỉ có thể điều động phương tiện trên hoặc gần đường xá chất lượng tốt - Viktor Murakhovsky giải thích, - Khó triển khai ở địa hình hiểm trở. Chỉ có bánh xích mới hoạt động được ở đây. Mật độ của mạng lưới đường xá tốt ngay cả ở châu Âu cũng không cao như suy nghĩ ban đầu”.
Còn Nga thì sao?

Ở Nga, có truyền thống đặc biệt chú ý đến pháo binh chiến trường. Bao gồm cả pháo tự hành, phần lớn trong số đó là trên khung gầm bánh xích. Pháo tự hành hiện đại nhất của Nga "Koalitsiya-SV" tự tin khai hỏa đạn pháo 152 mm ở cự ly 80 km, thậm chí có cả hiệu chỉnh vệ tinh. Tốc độ bắn từ 11 đến 16 phát mỗi phút, nạp đạn và điều khiển hoàn toàn tự động. Có những hệ thống với đặc điểm khiêm tốn hơn, nhưng chúng mang tính phổ biến, kết hợp khả năng của một khẩu pháo, xe tự hành và súng cối trong một phương tiện chiến đấu. Chẳng hạn như "Vena" 120 mm. Cuối cùng, "siêu pháo tự hành" của Liên Xô hiện đại hóa - pháo 203 mm "Malka" (trước đây là "Pion") và súng cối 240 mm "Tyulpan". Theo dữ liệu từ các nguồn công khai, chúng có khả năng bắn lần lượt từ khoảng cách 47,5 và 20 km.

"Đây là một thất bại": Người Mỹ thừa nhận họ đã quên mất cách chế tạo pháo tự hành
Thảo luận