Việt Nam cần trở thành đất nước thế nào 100 năm sau Cách mạng tháng Tám?

Dường như các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam không ưa đoán mò khi nhìn về tương lai. Và, như diễn tiến lịch sử chứng tỏ, tất cả những dự đoán cơ bản của họ đã trở thành sự thật.
Sputnik

Như đã dự đoán trước đó vào năm 1941, Liên Xô đánh tan đội quân xâm lược của Đức Hitler, rồi sau đó trợ giúp các nước châu Á bị quân phiệt Nhật Bản chiếm đóng - và điều này trở thành động lực quan trọng nhất cho việc hoàn thành cuộc Cách mạng Tháng Tám. Những mục tiêu chính của cách mạng cũng  thành hiện thực: Việt Nam là đất nước thống nhất, là quốc gia tự do và độc lập với sức mạnh kinh tế không ngừng tăng cao và ngày càng có uy tín lớn trên trường quốc tế.

Thế hệ lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ đưa đất nước vào nhóm các quốc gia phát triển
Qua quá trình phát triển và chuyển đổi sâu rộng đến năm 2045, Việt Nam cần trở thành đất nước như thế nào vào dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Tám – kỳ vọng đó hàm chứa trong kế hoạch thể hiện tầm nhìn của ban lãnh đạo nước Cộng hòa trước thềm Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đó là nhận xét do GS-TSKH Vladimir Kolotov Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg nêu ra trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Làm trong sạch Đảng là nhiệm vụ quan trọng               

Chuyên gia Kolotov nhận xét:

«Trong những kế hoạch này, Việt Nam được định vị là quốc gia hợp nhất các yếu tố hiệu quả nhất của cả hệ thống XHCN và TBCN. Thế hệ lãnh đạo mới đảm trách thực thi những kế hoạch này. Và để có thể bảo vệ lợi ích của Việt Nam một cách hiệu quả, cần loại bỏ những đối tượng tham nhũng. Đây cũng là quá trình đang được tiến hành, không phụ thuộc vào xuất thân hay công trạng cũ. Cuộc chiến chống tham nhũng và thanh lọc Đảng đáp ứng yêu cầu  giải quyết vấn đề rất nghiêm trọng có thể đe dọa đến an ninh quốc gia».

Việt Nam là điển hình của thế giới về sự tin cậy giữa chính quyền và cộng đồng dân cư

Văn kiện là văn bia, lưu mãi lịch sử, thể hiện tầm cao trí tuệ của Đảng và dân tộc
GS-TSKH V.Kolotov cho rằng thành công của cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam được đảm bảo bởi sự tin cậy rất cao mà cộng đồng xã hội dành cho chính quyền.

Sự tin tưởng này, cũng như hiệu quả cao trong quản lý cuộc sống đất nước, thể hiện một cách sinh động hùng hồn qua diễn biến và kết quả chống đại dịch coronavirus. Trong khi phần lớn các nước buộc phải cắt giảm hoạt động kinh tế, thì ở Việt Nam vẫn tiếp tục thành công. Và nếu ở Hoa Kỳ, con số tử vong vì coronavirus đã vượt quá tổn thất chiến tranh của người Mỹ trong Thế chiến II, thì ở Việt Nam, chỉ chưa đến 40 người là nạn nhân không qua khỏi đại dịch.

Việt Nam cần trở thành đất nước thế nào 100 năm sau Cách mạng tháng Tám?

Xung đột kinh tế Mỹ - Trung thành thuận lợi cho Việt Nam

Giáo sư Kolotov nói tiếp:

«Việc bùng nổ cuộc chiến kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lại rất có lợi cho Việt Nam. Vấn đề là ở chỗ trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung hiện hữu dư thừa lớn về phía Trung Quốc. Để cân bằng, Hoa Kỳ đã cố gắng buộc Trung Quốc tăng cường mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra rất ì ạch. Trong tương quan đó, Trump kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ cắt giảm sản xuất ở Trung Quốc và chuyển sang các nước khác. Có thể nói, ở Đông Nam Á đã có «cuộc cạnh tranh» về thu hút sản xuất của Mỹ. Trên bình diện này Việt Nam khá ổn,  vì là đất nước có thể tiên liệu được, dễ hiểu, có luật chơi rõ ràng, và tương ứng, doanh nghiệp Mỹ đang chuyển nhiều ngành sang Việt Nam. Thêm nữa, chuyện không chỉ nói về người Mỹ, mà còn về kinh doanh từ các quốc gia hàng đầu khác. Ví dụ, từ Hàn Quốc. Việt Nam hiện đã trở thành địa bàn lắp ráp chính cho tập đoàn khổng lồ như Samsung. Tất cả những điều đó đảm bảo mang lại những chỗ làm việc cho thế hệ trẻ của nước Cộng hòa, cho phép nền kinh tế Việt Nam hòa nhập  nhanh và mạnh vào phân công lao động mới trên thế giới, vào chuỗi sản xuất toàn cầu».
Việt Nam cần trở thành đất nước thế nào 100 năm sau Cách mạng tháng Tám?
Quan hệ hai chiều Việt Nam-ASEAN – Hai bên cho nhau những gì?

Giáo sư Kolotov khái quát rằng năm 2020 là một năm quan trọng nổi bật đối với Việt Nam bởi là nước đảm trách cương vị Chủ tịch ASEAN. Nhờ đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã nhận được từ Việt Nam nhiều kinh nghiệm phong phú về quản lý chống khủng hoảng mà Hà Nội từng tiếp thu được một phần từ Liên Xô trong những năm 60-70.

2020 – Năm đặc biệt với Việt Nam

Kinh nghiệm này đã tác động tích cực đến quá trình đấu tranh chống coronavirus ở các nước ASEAN. Trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch, và chính xác là tại hội nghị cấp cao của ASEAN tại Việt Nam, đã nêu ra sáng kiến ​​sâu rộng về liên kết-hội nhập liên vùng, cụ thể là nhằm tạo ra quan hệ đối tác kinh tế toàn diện trong khu vực. Chuyện ở đây nói về việc tạo lập khu thương mại tự do lớn nhất thế giới, sẽ bao gồm hơn hai tỷ người từ 15 nước với tổng GDP vượt quá 28 nghìn tỷ USD.

Những kế hoạch liên kết-hội nhập khu vực của ASEAN có thể giúp loại bỏ phần lớn trở ngại đối với xuất-nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp hội. Nhờ đó, Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận thâm nhập thị trường nước ngoài vượt xa ranh giới ASEAN và đây là bước đi cực kỳ nghiêm túc dành thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, - chuyên gia Kolotov kết luận.

Thảo luận