Ngành Đường sắt lỗ hơn 1.300 tỷ đồng trong năm 2020

Năm 2020, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đạt tổng doanh thu hơn 1.713 tỷ đồng, ước lỗ hơn 1.324 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động chỉ đạt hơn 8,2 triệu đồng/người/tháng, giảm gần 14% so với năm trước.
Sputnik

Đường sắt thiệt hại lớn do dịch bệnh và mưa lũ

Thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết ngành Đường sắt chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và mưa lũ tại miền Trung.

Đã có hạn chót cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Trong khi hạ tầng đường sắt cũ kỹ, lạc hậu nên khó cạnh tranh với các loại hình vận tải khác. Cùng với đó, việc triển khai thi công dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM trị giá 7.000 tỷ đồng, cũng ảnh hưởng tới hoạt động chạy tàu, khi có tới hơn 50 điểm chạy chậm hoặc phải phong tỏa theo khu đoạn.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, số lượt hành khách đi tàu có tháng chỉ đạt 30-35% so với năm 2019, đây là mức thấp nhất trong lịch sử ngành đường sắt.

Với những ảnh hưởng đó, sản lượng khai thác hợp nhất của VNR chỉ đạt hơn 6.828 tỷ đồng (giảm 21% so với cùng kỳ năm trước). Doanh thu ước đạt hơn 6.565 tỷ đồng (giảm gần 22% so với cùng kỳ). Trong đó, công ty mẹ đạt tổng doanh thu hơn 1.713 tỷ đồng (giảm gần 34% so với cùng kỳ), ước lỗ hơn 1.324 tỷ đồng. Khối doanh nghiệp vận tải chỉ đạt doanh thu hơn 2.909 tỷ đồng (giảm hơn 32% so với cùng kỳ).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việc phát triển hệ thống đường sắt là rất cần thiết

Thu nhập bình quân của người lao động chỉ đạt hơn 8,2 triệu đồng/người/tháng (giảm gần 14% so với năm trước). Theo VNR, các chức danh trực tiếp chạy tàu đang có nguy cơ thiếu hụt, trong khi việc tuyển dụng nhân lực này ngày càng khó khăn.

Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, đường sắt phải cắt giảm chạy tàu khách trên tất cả các tuyến, dẫn đến người lao động thiếu việc làm, phải bố trí cho lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ luân phiên không hưởng lương từ 5 đến 13 ngày công một tháng.

Bên cạnh đó, các hãng hàng không tập trung vào khai thác các đường bay nội địa giá rẻ với nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút khách hàng nên sản lượng vận tải hành khách, hàng hóa bị sụt giảm nghiêm trọng.

Ngành Đường sắt chuyển hướng mạnh sang chạy tàu hàng

Năm 2020, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy thêm các đoàn tàu hàng bù vào phần năng lực chạy tàu dư thừa do tàu khách bị cắt giảm. VNR cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành vận tải hàng hóa để nâng cao hiệu quả vận tải, tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, đơn vị kịp thời đầu tư và đưa vào khai thác các toa xe hành lý mới để mở rộng và phát triển dịch vụ vận chuyển hành lý, hàng hóa nhanh theo tàu khách, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Quảng Trị khắc phục sự cố trên tuyến đường sắt và Quốc lộ 9

Để giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng dịch, VNR phối hợp với đường sắt Trung Quốc nâng cao khai thác các đoàn tàu hàng liên vận quốc tế, đặc biệt là tổ chức thêm nhiều đoàn tàu chở container lạnh xuất khẩu hoa quả, thủy hải sản sang Trung Quốc, các nước Trung Á, châu Âu.

Đến nay, đường sắt Việt Nam đã thực hiện vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam xuất sang các nước như Mông Cổ, Kazakhstan, Uzbekistan, Nga, Tajikistan, Ba Lan, Anh, Đức.

Lãnh đạo VNR cho hay, trong năm 2021, VNR sẽ tái cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức để hoàn thiện Đề án trình Thủ tướng Chính phủ và lên kế hoạch sản xuất, đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025 trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Đồng thời VNR chủ động cân đối các nguồn vốn (ngắn hạn, dài hạn) để duy trì các hoạt động thường xuyên, đảm bảo tình hình tài chính tiếp tục ổn định.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các Ban quản lý dự án (PMU Rail và Ban 85) để triển khai thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách sử dụng gói 7.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 đảm bảo đúng tiến độ và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động vận tải.

Được biết, Nghị định số 65/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2018 về hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt quy định các doanh nghiệp vận tải đường sắt có lộ trình 3 năm (tới năm 2021) để thay thế các phương tiện hết niên hạn sử dụng.

Thảo luận