Chính sách châu Á của Hoa Kỳ thời Biden sẽ thế nào?

Chỉ còn vài giờ nữa là Joe Biden nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ. Và rất nhiều điều đã trở nên rõ ràng về lập trường của ê-kip của ông ta trong mối quan hệ với các nước châu Á.
Sputnik

Họ là ai, các thành viên trong ê-kip của Tổng thống mới?

Nếu nhìn vào những nhân vật mà Joe Biden đưa về ê-kip của mình, có thể phân định khá rõ về đường lối chính sách đối ngoại mà Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ sẽ theo đuổi.

Ngoại trưởng Mỹ sẽ là Antony John Blinken, người chủ trương kiềm chế Trung Quốc và Nga. Ông này xuất thân từ một gia đình Do Thái, vì vậy nhiều khả năng tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ tiếp nối chính sách thân Israel của Trump ở Trung Đông. Quả thật, chính Biden đã hứa rằng một trong những hành động đầu tiên của ông sau lễ nhậm chức sẽ là hủy bỏ lệnh của Trump cấm công dân của một số nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ.

Chính sách châu Á của Hoa Kỳ thời Biden sẽ thế nào?

Jake Sullivan sẽ giữ chức Trợ lý Tổng thống về An ninh. Gần đây, ông này tuyên bố rằng cần “ngồi xuống và tháo gỡ những bất đồng kinh tế” mà Hoa Kỳ hiện có với Trung Quốc.

Chính sách châu Á của Hoa Kỳ thời Biden sẽ thế nào?

Bà Katherine Tai sẽ là đại diện thương mại của Hoa Kỳ, nhưng khác với trường hợp Ngoại trưởng Antony John Blinken, ít ai tin rằng người phụ nữ gốc Hoa này sẽ biến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thành nền hòa bình lâu dài. Bởi đa phần các Hoa kiều ở Mỹ có tâm thế thù địch với nước Trung Hoa cộng sản.

Nhân vật trụ cột trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo hướng quan hệ với Trung Quốc có thể là Kurt Campbell. Trong những năm 2009-2013, ông này từng là Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Ông được coi là tác giả của chủ thuyết “xoay trục về châu Á” dưới thời Tổng thống Obama. Kurt Campbell cho rằng chính sách của Bắc Kinh năm qua đã gây nhiều tổn hại cho nước Mỹ.

Chính sách châu Á của Hoa Kỳ thời Biden sẽ thế nào?

Như vậy, những chuyên gia am tường về Trung Quốc và người Trung Quốc sẽ đảm trách các lĩnh vực quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng ở châu Á. Điều này có nghĩa hẳn sẽ vẫn còn đó những trở ngại trên con đường phát triển bang giao giữa Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa: cuộc đấu giành vị trí thủ lĩnh thế giới, tình trạng không cân bằng thương mại song phương, tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ, tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông, Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng và sắc dân Uyghur Duy Ngô Nhĩ. Nhưng có lẽ việc gây sức ép với Bắc Kinh về những vấn đề này sẽ được xúc tiến một cách tinh vi hơn, mang tính ngoại giao, bớt những tuyên bố ồn ào lớn tiếng trước báo chí.

Biden có thể thay đổi điều gì đó trong quan hệ với Trung Quốc, nhưng không phải ở Biển Đông

Trong quan hệ với Trung Quốc, bản thân Biden muốn thực hiện điều mà Trump đã không thành công, đó là quy tụ một liên minh chống Trung Quốc từ các nước khác nhau. Mà như thế nhiều khả năng là Nhà Trắng sẽ đặc biệt “quan tâm” và “tử tế” với những nước đang hiềm khích với Trung Quốc. Ở Đông Nam Á, những nước như vậy có thể là Việt Nam, Philippines, còn ở Nam Á là Ấn Độ.

Sẽ không có gì thay đổi

Về Ấn Độ, dường như dưới thời Biden những chân trời tươi sáng mới mẻ có thể mở rộng thêm cho đất nước này, - chuyên gia Piotr Tsvetov nêu ý kiến. Chuyện là ở chỗ nhân vật được bầu chọn làm Phó Tổng thống Hoa Kỳ là bà Kamala Harris, người có tổ tiên đến nước Mỹ từ Ấn Độ, và ngoài bà ra, còn thêm 20 người gốc gác Ấn sẽ làm việc trong chính quyền Biden, kể cả Chánh Văn phòng của Nhà Trắng. Vì vậy, chắc là không hiện thực khi một số công dân Ấn Độ lo xa rằng dưới thời tân tổng thống Hoa Kỳ, quan hệ Mỹ-Ấn sẽ giảm sút và xấu đi.

Chính sách châu Á của Hoa Kỳ thời Biden sẽ thế nào?

Cũng chẳng nên chờ đợi thay đổi gì trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Bắc Triều Tiên.

Lá cờ ba sọc trên Đồi Capitol ở Washington

Các nhà lãnh đạo hai nước ngay từ bây giờ đã bộc lộ sự khó chịu của họ với nhau. Joe Biden gọi người đứng đầu CHDCND Triều Tiên là “kẻ độc tài tàn nhẫn”, còn ông Kim Jong-un thậm chí gọi tân Tổng thống Mỹ là “chó điên”. Nhưng ông Kim đã nhận định đúng khi phát biểu tại Đại hội VIII của Đảng Lao động Triều Tiên, rằng “ai nắm quyền ở Hoa Kỳ cũng chẳng nghĩa lý gì, bản chất thực sự của Hoa Kỳ và chính sách nguyên tắc của họ đối với CHDCND Triều Tiên sẽ không thay đổi”.

Tuyên bố này của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên chính xác hơn bao giờ hết. Đáng tiếc là nhận xét đó dường như cũng phù hợp để đánh giá đường lối đối ngoại của Hoa Kỳ trong những hướng khác. Ai là nhân vật thực thi ý chí của giai cấp thống trị nước Mỹ, điều đó không quá quan trọng.

Thảo luận