Nhiệm vụ hàng đầu nào đặt ra trước ban lãnh đạo mới của Việt Nam

Tuần qua có một ngày rất độc đáo: ngày 21 của năm thứ 21 trong thế kỷ 21. Các ấn phẩm Nga và nước ngoài viết gì về Việt Nam trong ngày đặc biệt này và những ngày còn lại trong tuần?
Sputnik

Như lệ thường, có nhiều tin tức tươi mới chứng tỏ rằng nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi liên tục sau khi hứng chịu cú đòn do đại dịch Covid-19 giáng xuống. Nhưng đề tài nổi bật nhất, hiển nhiên là Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp tới. Báo giới nước ngoài đã phán đoán giới thiệu những ứng viên tiềm năng cho các vị trí hàng đầu trong Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời cũng phân tích những nhiệm vụ mà ban lãnh đạo mới của đất nước cần phải giải quyết.

Sputnik quyết định dành bài tổng quan hàng tuần truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài» cho mạch phân tích này.

Cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến 2 tháng 2, là sự kiện củng cố thêm vững chắc vị thế thủ lĩnh của đảng cầm quyền, đã lãnh đạo Việt Nam đạt được những thành công vượt bậc về kinh tế, - như Japan Times đánh giá.

Nhân sự Đại hội Đảng XIII: “Kiên quyết không để lọt những người không đảm bảo, không đủ điều kiện”

Nhiệm vụ của ban lãnh đạo đất nước trong giai đoạn mới sẽ là giữ cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung sẽ tiếp tục gây mất ổn định môi trường địa chiến lược và kinh tế của khu vực trong 5 năm tới. Hà Nội sẽ buộc phải tìm phương cách đương đầu với sự hung hăng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh ở vùng Biển Đông rộng lớn. Đồng thời, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của Trung Quốc đối với an ninh và sự thịnh vượng kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh sẽ cần duy trì đối thoại với Washington để hiểu rõ hơn về ê-kip chính quyền Biden cũng như xem xét lại chính sách và biện pháp thương mại và tiền tệ-tín dụng của mình. Trong nước, ban lãnh đạo Việt Nam sẽ phải giải quyết vấn đề của một trong những xã hội già hóa nhanh nhất ở châu Á và cải cách hệ thống giáo dục đại học đã lỗi thời khiến nguồn lao động có tay nghề cao tại địa phương lâm vào tình trạng thiếu hụt. Đó là ý kiến do các chuyên gia của ISEAS - Yusof Ishak Institute tại Singapore nêu lên.

An ninh năng lượng, cải cách, công nghệ, biến đổi khí hậu

Trang web của hãng phát thanh-truyền hình Đức Deutsche Welle đã dành bài viết dài nói về thành công và triển vọng phát triển của Việt Nam. Thực tế sinh động của việc Chính phủ chèo lái vượt qua cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng đạt kết quả nổi bật đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam. Đất nước này là một trong số ít quốc gia phô trương đà tăng trưởng trong năm 2020 đầy thử thách, GDP tăng 2,9% một năm, trong khi cuộc suy thoái quy mô lớn bộc lộ ở nhiều nước trên thế giới, - tờ báo viết. Quốc gia định hướng vào xuất khẩu đang ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu hóa và chuỗi cung ứng quốc tế. Theo các chuyên gia uy tín mà tờ báo phỏng vấn thì đây cũng là  nhiệm vụ quan trọng nhất mà ban lãnh đạo mới của Việt Nam phải tập trung giải quyết.

Việt Nam đứng trước cơ hội vàng sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Học giả Australia Carl Thayer cho rằng vấn đề gay gắt bức thiết nhất của Việt Nam trong 5 năm tới là an ninh năng lượng. Nền kinh tế phát triển bùng nổ đòi hỏi ngày càng nhiều năng lượng, còn Trung Quốc càng ra mặt cản trở hoạt động khai thác sản xuất dầu khí ở Biển Đông. Chuyên gia Australia nhận định, tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn sẽ là không thể hoá giải. Vấn đề  lớn thứ hai, như học giả Thayer chỉ ra, là điều hoà tháo gỡ tranh chấp thuế quan và thương mại với Hoa Kỳ, bởi Washington đã cáo buộc Việt Nam «thao túng tiền tệ» do thâm hụt khổng lồ lên tới 62,7 tỷ USD vào năm 2020.

Theo nhãn quan của chuyên gia kinh tế Việt Nam Nguyễn Phương Linh thì cải cách nằm trong danh sách những biện pháp hàng đầu cần thiết để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định chính trị.

Nhà báo nổi tiếng Michael Tatarski, hiện sống tại TP Hồ Chí Minh, chỉ ra nhu cầu cấp bách của Việt Nam về hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nhưng theo quan điểm của ông, tất cả những vấn đề khác đều phần nào bị lu mờ bởi những thách đố phát sinh do biến đổi khí hậu.

Còn Nikkei Asia Review, dành nhiều quan tâm cho những gì đang diễn ra ở Việt Nam, phân tích triển vọng phát triển của nền kinh tế đất nước và lưu ý rằng công cụ kinh tế mà Đảng Cộng sản lựa chọn, kế hoạch 5 năm, đặt khối công nghệ vào trung tâm phấn đấu thể hiện kỳ vọng của Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Với mục đích này, Việt Nam sẽ thu hút đầu tư nước ngoài một cách tích cực nhưng có cân nhắc, tập trung định hướng vào chất lượng cao, hiệu quả, công nghệ hiện đại và bảo vệ môi trường.

Sắp tới, vào tuần cuối cùng của tháng 1, sẽ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII. Tại Đại hội sẽ thông qua những quyết sách phân định sự phát triển của đất nước trong những thập kỷ tới. Và chúng tôi nhất định sẽ phản ánh, phân tích những chủ trương quyết sách đó trong các tổng quan của Sputnik.

Thảo luận