Sự kiện ở Myanmar là lời cảnh báo của quân đội về việc kiểm soát quyền lực nhà nước

Rạng sáng 1 tháng 2, quân đội Myanmar đã ban bố tình trạng khẩn cấp và bắt giữ các nhà lãnh đạo chính trị của nước này. Các sự kiện hiện tại ở Myanmar cho thấy quân đội vẫn kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước này như trước đây.
Sputnik

Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn cho rằng ổn định chính trị và xã hội sẽ là điều kiện quan trọng nhất cho đầu tư và hợp tác kinh tế Trung-Myanmar. 

Cuộc họp đầu tiên của quốc hội được bầu vào tháng 11 năm ngoái đã được lên kế hoạch vào thứ Hai. Tuy nhiên, quân đội đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp với thời hạn một năm. Họ giải thích bước này, theo quan điểm của họ, là gian lận bầu cử quy mô lớn. Kênh truyền hình quân đội đưa tin, quyền lực đã được chuyển giao cho Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, thượng tướng Min Aung Hlaing. Bà Aung San Suu Kyi, Chủ tịch Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử, đã bị bắt giam. Aung San Suu Kyi cũng giữ các chức vụ Cố vấn nhà nước và Bộ trưởng Ngoại giao. Các đại diện cấp cao khác của đảng này, cũng như Tổng thống Myanmar Win Myint đã bị bắt giữ.

Sự kiện ở Myanmar là lời cảnh báo của quân đội về việc kiểm soát quyền lực nhà nước

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Aida Simonia dự đoán: hành động quân sự có thể dẫn đến bất ổn chính trị và xã hội trong nước. Chuyên gia cũng chỉ ra những điểm tương đồng lịch sử với các sự kiện cuối những năm 80 của thế kỷ trước: 

Biểu tình ở Bangkok: Đụng độ giữa cảnh sát và người phản đối đảo chính Myanmar

“Nếu dân thường xuống đường, thì tình trạng bất ổn có thể bắt đầu. Trong khi nhiều người thất vọng về Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, nó vẫn có nhiều người ủng hộ. Đảng Đoàn kết và Phát triển được quân đội hậu thuẫn, được coi là đối thủ chính của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử. Tất nhiên, có thể có một số vi phạm và thiếu chính xác trong việc kiểm phiếu, nhưng thật khó để nói liệu ở đây đang nói về những sai phạm quy mô lớn hay không”.

Thật đáng tiếc, khi phân tích các sự kiện hiện tại, xuất hiện liên tưởng đến kinh nghiệm lịch sử đáng buồn. Không thể loại trừ khả năng tình hình đất nước có thể lặp lại kịch bản bi thảm của năm 1988. Khi đó, sự bất mãn của người dân bị đẩy đến nghèo đói cùng cực, dẫn đến các cuộc biểu tình chống lại chính sách của chính quyền. Đầu tiên, sinh viên xuống đường, sau đó các tầng lớp nhân dân khác cũng tham gia. Các cuộc đụng độ đã trở thành bạo lực thể xác của cả hai bên, giết chết hàng nghìn người. Kết quả là quân đội nắm chính quyền về tay họ. Tháng 9 năm 1988, họ tuyên bố thiết quân luật. Tất cả điều này đã diễn ra trong 27 năm. 

Liao Chunyong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Myanmar thuộc Viện ASEAN tại Đại học Quảng Tây, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, cho biết: các sự kiện ở Myanmar là một lời cảnh báo đối với quân đội về việc kiểm soát quyền lực nhà nước: 

Tại sao Hun Sen từ chối bình luận về cuộc đảo chính ở Myanmar?

“Trên thực tế, việc các lực lượng vũ trang Myanmar bắt giữ các thành viên chủ chốt của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ phản ánh những căng thẳng mang tính hệ thống trước đây giữa quân đội và chính phủ được bầu cử dân chủ. Quân đội tuyên bố họ sẽ nắm quyền kiểm soát đất nước trong một năm. Kịch bản xa hơn sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ trước những cảnh báo từ quân đội. Nếu đảng cầm quyền và các nhà lãnh đạo của họ từ bỏ cuộc đối đầu gay gắt với quân đội, đặc biệt là về vấn nạn gian lận bầu cử, thì điều này sẽ cho phép quân đội rời bỏ quyền lực, giữ được thể diện của mình. Và khi đó căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên xung đột chính trị nội bộ sẽ được xóa bỏ.
Sự kiện ở Myanmar là lời cảnh báo của quân đội về việc kiểm soát quyền lực nhà nước
Các hành động hiện tại của quân đội không chỉ chống lại Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, mà còn là tín hiệu cho các nhóm vũ trang quốc gia địa phương. Mục đích là để cảnh báo về sự kiểm soát hoàn toàn của quân đội đối với chính quyền nhà nước trong nước. Trong trường hợp không tuân theo các thể chế chính trị khác nhau, quân đội có thể nắm chính quyền bất cứ lúc nào theo quy định của hiến pháp năm 2008”.
Thảo luận