Tại sao Hun Sen từ chối bình luận về cuộc đảo chính ở Myanmar?

© AFP 2023 / LILLIAN SUWANRUMPHAThủ tướng Campuchia Hun Sen
Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2021
Đăng ký
BANGKOK (Sputnik) - Thủ tướng Campuchia Hun Sen không bình luận gì về cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, viện dẫn nguyên tắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hãng thông tấn nhà nước Campuchia AKP đưa tin hôm thứ Hai.

Campuchia sẽ không bình luận về cuộc đảo chính

"Điều gì đó đang xảy ra ở Yangon ... Campuchia đang chăm chú theo dõi những gì đang xảy ra, nhưng với tư cách là một thành viên ASEAN, Campuchia sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận nào về công việc nội bộ của một nước thành viên ASEAN khác", - hãng tin dẫn lời ông Hun Sen.
Quốc kỳ Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2021
Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ bắt giữ các nhà lãnh đạo đất nước

Các nước ASEAN khác phát biểu gì?

Các nhà chức trách Malaysia kêu gọi duy trì hòa bình và an ninh ở Myanmar, và giải quyết các xung đột bầu cử thông qua đối thoại và luật pháp. Điều này được nêu trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này hôm thứ Hai.

Kuala Lumpur "bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về những diễn biến mới nhất ở Myanmar."

“Chúng tôi kêu gọi quân đội và tất cả các bên liên quan nỗ lực hết sức để duy trì hòa bình và ổn định, tuân thủ luật pháp và cũng để giải quyết mọi khác biệt bầu cử thông qua đối thoại một cách hòa bình”, - Bộ này cho biết.

Bộ Ngoại giao Singapore cho biết chính quyền Singapore cũng lo ngại về tình hình ở Myanmar.

"Singapore bày tỏ quan ngại nghiêm túc về những sự kiện gần đây ở Myanmar. Chúng tôi đang theo dõi sát diễn biến tình hình và hy vọng rằng tất cả các bên liên quan sẽ thể hiện sự kiềm chế, duy trì đối thoại và phấn đấu đạt được một kết quả tích cực và hòa bình", người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết trên trang web của cơ quan.

Về phần mình, Phó Thủ tướng Thái Lan (nơi diễn ra cuộc đảo chính quân sự năm 2014) Prawit Wongsuwan gọi tình hình bắt giữ Tổng thống kiêm Cố vấn Nhà nước Myanmar là chuyện nội bộ của nước này.

“Đây là chuyện nội bộ của họ,” - ông trả lời vào thứ Hai trước câu hỏi của các nhà báo.
"Tuy chưa có thông tin chính xác nhưng cần phải chờ báo cáo của các cơ quan an ninh trình Thủ tướng Prayut Chan-Ocha. Hiện cả thế giới đang hoang mang không biết chuyện gì đang xảy ra ở đó", - Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam nói.

Nhà chức trách Philippines cũng cho biết họ sẽ không can thiệp vào các sự kiện đang diễn ra ở Myanmar, vốn là công việc nội bộ của nước này, nhưng bày tỏ sự sẵn sàng tổ chức cho các công dân của mình hồi hương, theo báo Inquirer. 

Đảo chính ở Myanmar

Vào sáng ngày 1/2, vài giờ trước khi khai mạc kỳ họp đầu tiên của quốc hội được bầu trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11, quân đội Myanmar, lực lượng trước đó đã cáo buộc ủy ban bầu cử quốc gia đảng cầm quyền “Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ” giả mạo cuộc bầu cử, đã bắt giữ các lãnh đạo của chính phủ đất nước, bao gồm Tổng thống Win Myint và Cố vấn Nhà nước (trên thực tế là Thủ tướng) Aung San Suu Kyi. 

© REUTERS / Shwe Paw Mya TinCác nhà sư Phật giáo ủng hộ quân đội biểu tình ở Yangon
Tại sao Hun Sen từ chối bình luận về cuộc đảo chính ở Myanmar? - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2021
Các nhà sư Phật giáo ủng hộ quân đội biểu tình ở Yangon
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала