Về vaccine Covid-19, Hà Nội “toang”, tàu Cát Linh – Hà Đông, đóng cửa Nội Bài

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1, dư luận quan tâm đến việc khi nào người dân Việt Nam được tiếp cận vaccine Covid-19, bao giờ dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông “chạy thật”, có hay không việc đóng cửa sân bay Nội Bài, tâm lý “rã đám, chợ chiều” trong bộ máy Chính phủ sau Đại hội XIII của Đảng.
Sputnik

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định phát ngôn “dập dịch Covid-19 trong vòng 10 ngày” chỉ là của cá nhân, thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, không phải Chính phủ công bố, không đứng từ danh nghĩa của Chính phủ.

Đặc biệt, phóng viên cũng nêu câu hỏi về phát ngôn, “lời hứa” của Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh, “nếu Hà Nội mà bung và toang thì tôi chịu trách nhiệm.

Covid-19 không hoang mang nhưng cũng không lơ là

Họp báo Chính phủ thường kỳ đầu tiên năm 2021 đề cập nhiều vấn đề được nêu trong phiên họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng nay và loạt câu hỏi được dư luận quan tâm.

Dù là biến thể corona Anh hay Nam Phi, Việt Nam cũng sẽ dập tắt dịch mọi ổ dịch Covid-19

Cụ thể như khi nào người Việt Nam được tiếp cận vaccine Covid-19 mở rộng, bao giờ lô AstraZeneca đầu tiên về Việt Nam, ai được tiêm, giải pháp phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân doanh nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông

Mở đầu cuộc họp báo chiều tối nay, ngày 2/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, cần không chủ quan, khinh suất nhưng cũng không hoang mang, dao động vì Covid-19. Cần có biện pháp nhanh, mạnh, kịp thời để kiểm soát tốt dịch bệnh.

Về giải pháp phòng chống dịch bệnh do coronavirus thời gian tới, ông Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ theo phương châm “đám lửa to, khoanh to, đám lửa nhỏ, khoanh nhỏ”. Không chủ quan, thực hiện truy vết F1, F2, F3 chặt chẽ, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh nghiêm ngặt, xử lý thích đáng khi có vi phạm.

Như chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp thường kỳ Chính phủ sáng nay về việc cần phải có vaccine tiêm cho dân ngay trong Quý I/2021 này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng tái khẳng định, Chính phủ quyết tâm mua, nhập vaccine Covid-19 ngay trong Quý I phục vụ người dân.

Về vaccine Covid-19, Hà Nội “toang”, tàu Cát Linh – Hà Đông, đóng cửa Nội Bài

Tuy nhiên, việc này không phải dễ và còn nhiều khó khăn do công tác nghiên cứu, thử nghiệm, quy trình nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu của EU cũng đòi hỏi nhiều thời gian.

“Quý I phải nhập được vaccine nhưng phải nghiên cứu, đặt hàng, có thị trường và người dân chấp nhận. Nếu sản xuất trong nước được thì ưu tiên nhưng giờ chưa có thì phải nhập khẩu, còn việc sử dụng, chính sách ưu tiên, đối tượng ra sao thì phải tính toán sau này”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay.

Về vấn đề cách ly, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ, các địa phương cần khoanh vùng nhanh, cân nhắc kỹ, không nên cách ly cả tỉnh, thành phố mà cần theo từng vùng để công việc, sản xuất, cuộc sống không bị đình trệ, ảnh hưởng.

Ông Dũng cho hay, ngay trong thành viên Chính phủ là F2 thôi nhưng cũng bị buộc phải về nhà làm việc và không được rời khỏi nhà, nơi cư trú, kể cả đi chợ. Mỗi người cần tự giác, chủ động.

Sẽ có đủ vaccine Covid-19 cho cộng đồng

Liên quan vấn đề vaccine, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thông tin tại cuộc họp báo cho biết, Bộ đã ký quy tắc để nhập khẩu vaccine AstraZeneca.

Theo Thứ trưởng Thuấn, trong năm 2021, 30 triệu liều vaccine Covid-19 sẽ được cung cấp cho Việt Nam, sớm nhất là quý I.

Ba tình nguyện viên đầu tiên tiêm thử nghiệm vắc-xin Nanocovax nhóm liều 50 mcg

Vị lãnh đạo cũng cho hay, vaccine mới sẽ dùng cho các đối tượng ưu tiên như cán bộ y tế liên quan trực tiếp chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh nền nguy cơ cao tử vong nếu mắc Covid-19, có thể tính đến cả cán bộ ngoại giao.

“Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là EU đang khống chế xuất khẩu. Bộ Y tế đang đàm phán để nhanh nhất có vaccine”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.

Đại diện Bộ Y tế cũng thông tin cho biết, Việt Nam hiện cũng đang đàm phán để có các loại vaccine của Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Trong nước, cùng với Nanocovax, hiện Việt Nam đang thử nghiệm với vaccine của Công ty sinh phẩm y tế, dự kiến đến cuối năm nay, đầu năm 2022 sẽ có vaccine trong nước.

“Cùng với vaccine ngoại nhập thì trong nước sẽ hoàn thiện thử nghiệm, sản xuất, chúng tôi cho rằng có thể lo đủ vaccine tiêm cho cộng đồng”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Về tình hình dịch bệnh trong nước, ông Thuấn cho hay, trong số các ca, có bệnh nhân số 1660 nhiễm chủng mới xuất hiện ở Anh (B.1.1.7), gây ra lo lắng dịch bệnh lần này sẽ nhanh, dễ lây lan hơn trước. Theo đó, như Bộ trưởng, GS.TS Nguyễn Thanh Long đã đề cập, hiện virus có thể lây lan qua không khí, không chỉ người tiếp xúc gần.

Dập dịch Covid-19 trong 10 ngày chỉ là phát ngôn của cá nhân?

Đáng chú ý, tại cuộc họp báo, phóng viên nêu câu hỏi về quyết tâm của Chính phủ trong vòng 10 ngày dập được dịch, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, đây chỉ là thông tin cá nhân đưa ra, thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 dựa trên tính toán 10 ngày với những căn cứ có được.

“Chính phủ không cố bố thông tin 10 ngày dập được dịch. Đây không phải là Chính phủ, đây là ban chỉ đạo công bố, có trách nhiệm khi đưa thông tin, có thể các chuyên gia có cơ sở tính toán và đưa ra thông tin như vậy thì cần có công bố cho người dân biết”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
“Ai công bố thì trách nhiệm của người đó, không phải danh nghĩa Chính phủ”, ông Dũng nêu rõ.

Khách ồ ạt trả vé tàu do dịch Covid-19 bùng phát, ngành đường sắt ‘hết tiền’ để trả
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, ngay sau khi ca bệnh được phía Nhật Bản phát hiện, Chính phủ đã phản ứng rất nhanh. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập ngay hai cuộc họp sau các phiên làm việc của Đại hội XIII. Sau đó lại có chỉ thị công điện phong tỏa thành phố Chí Linh, Hải Dương.

Về khả năng kiểm soát dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn bổ sung thêm cho biết, hiện đã nhắm trúng được hai ổ dịch ở Chí Linh (Hải Dương) và Vân Đồn (Quảng Ninh). Ngành Y tế và Ban Chỉ đạo, dưới sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ đã tập trung khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm trên diện rộng để nhanh chóng kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan rộng.

Không ngăn sông cấm chợ vì Covid-19

Chủ nhiệm VPCP, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam tháng 1/2021 có nhiều khởi sắc, hoạt động xuất nhập khẩu có tăng trưởng tích cực với công nghiệp, xuất khẩu tốt, đảm bảo nguồn cung hàng hóa chuẩn bị Tết, nhất là mặt hàng thực phẩm như thịt heo được đảm bảo.

Ông Dũng nêu rõ, quan điểm là khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, duy trì đà tăng trưởng với mục tiêu tăng GDP năm 2021 là 6,5%.

Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cũng nhắc lại dứt khoát không “ngăn sông cấm chợ” vì dịch Covid-19. Ông tái khẳng định, Chí Linh thuộc Hải Dương khác với cả tỉnh Hải Dương.

“Mặc dù phong tỏa nhưng hàng hóa vẫn được ra vào, nông sản thực phẩm bà con được vận chuyển, chạy qua địa phận Hải Phòng, Quảng Ninh, phải có phòng chống dịch chứ không được cấm xe không được qua”, ông Dũng nói.

Về vấn đề tiêu thụ hàng hóa của người dân ở các vùng dịch, Bộ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định sẽ cung cấp đủ mặt hàng thiết yếu cho người dân vùng dịch lẫn vùng lân cận.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ, phải tập trung quan tâm chống dịch trước tiên, đảm bảo dịch không lây lan. Bộ Công Thương sẽ phối hợp các bộ ngành để không xảy ra tình trạng ngăn sông, cấm chợ việc đưa hàng sang các địa phương khác tiêu thụ.

Mặc dù vậy, đại diện Bộ Công Thương nhấn nêu rõ, việc đưa hàng sang phải tuân thủ các quy định về phòng chống dịch của Bộ Y tế.

Vấn đề kiện toàn nhân sự Chính phủ sau Đại hội XIII: Không rã đám, chợ chiều

Đáp lại câu hỏi của phóng viên về việc kiện toàn nhân sự Chính phủ sau Đại hội XIII, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, công tác cán bộ, kiện toàn các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ là công việc kế tiếp sau Đại hội.

Tuy nhiên, khi nào kiện toàn, thời điểm ra sao thì lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ bàn theo quy trình nhân sự.

Ông Dũng khẳng định không hề có chuyện “rã đám, chợ chiều” trong hoạt động của bộ máy Chính phủ hiện nay sau Đại hội XIII.

“Chúng tôi còn làm ngày nào thì làm đến nơi, nghỉ ngày nào thì nghỉ rõ ràng. Chúng tôi không phải là Ủy viên Trung ương nhưng vẫn là thành viên Chính phủ, thì sẽ làm hết trách nhiệm của mình”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
“Các đồng chí yên tâm với trách nhiệm lãnh đạo thì không thể có tư tưởng khác. Hiện ta đang chuẩn bị quy trình thủ tục các bước, bầu cửa Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội”, đồng chí Mai Tiến Dũng khẳng định.
Bao giờ đường sắt Cát Linh – Hà Đông chạy thật?

Tại cuộc họp báo chiều 2/2, phóng viên cũng nêu câu hỏi với đại diện Bộ GTVT về dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Người phát ngôn Bộ GTVT – Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, đường sắt Cát Linh – Hà Đông không thể bàn giao một ngày, một tuần mà phải kéo dài đến cuối tháng 3/2021.

Phát hiện những sai phạm 'mới' trong dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thông tin cho biết từ ngày 12/12/2020, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được chạy liên động, đánh giá an toàn.

Đến nay, Bộ GTVT đã nhận được dự thảo báo cáo của tư vấn đánh giá, trong đó khuyến cáo về an toàn hệ thống thiết bị nhà thầu cung cấp, làm rõ thêm giải pháp để đảm bảo tuân thủ thực hiện.

Thứ trưởng Đông cũng cho biết vẫn cần tiếp tục đào tạo thêm cho nhân viên vận hành của Hà Nội về diễn tập cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố.  Tuy nhiên, Bộ GTVT tiếp tục song song nghiệm thu các hợp phần.

Ngoài ra, Bộ GTVT vẫn đang phối hợp với MetroHanoi để kiểm đếm tài sản, để bàn giao thuận lợi và rút ngắn thời gian.

Ngoài ram theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, cũng cần huấn luyện thêm cán bộ khai thác hoạt động.

“Bộ GTVT cũng làm tiếp các thủ tục về giấy tờ để nghiệm thu cuối cùng, đảm bảo thời gian. Không thể bàn giao dự án trong một ngày, một tuần. Chúng tôi dự kiến bàn giao vào cuối tháng 3/2021”, đồng chí Nguyễn Ngọc Đông cho hay.
Có hay không nguy cơ đóng cửa sân bay Nội Bài

Đáng chú ý, tại họp báo, phóng viên đặt câu hỏi về việc trên mạng xuất hiện tin đồn đóng cửa sân bay Nội Bài, Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định, hoạt động bay không bị ảnh hưởng khi khoảng 3.200 nhân viên cảng hàng không quốc tế Nội Bài được lấy mẫu xét nghiệm.

Sân bay Nội Bài bắt đầu khai thác đường băng 1B

Hiện nay, vấn đề an toàn và hoạt động của các hãng hàng không vẫn đang được đảm bảo. Việc quản lý, giám sát công tác phòng chống dịch ở các sân bay còn được kiểm soát bởi các đơn vị, địa phương, ngành liên quan và cả Chính phủ.

Đại diện Bộ GTVT nêu rõ, đối với Nội Bài, việc thực hiện phòng chống dịch, các phương tiện và quy định đều được tuân thủ. Dấu hiệu lây lan khi xuất hiện đều được khoanh vùng truy vết F1, F2; cách ly đảm bảo đúng quy định. Hoạt động sân bay không ảnh hưởng.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông thông tin hiện ACV đang quản lý 22 cảng hàng không trên cả nước và việc duy trì hoạt động ở các sân bay đều đảm bảo bình thường.

“Nhân viên sân bay đều được kiểm tra y tế, khám sức khỏe định kỳ. Sân bay sẽ có biện pháp xét nghiệm, cách ly ngay nếu có trường hợp nghi ngờ hoặc nguy cơ cao”, đại diện Bộ GTVT nêu rõ.

Liên quan đến tin đồn đóng cửa sân bay Nội Bài, cùng ngày 2/2, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng khẳng định, cảng hàng không này vẫn đang khai thác bình thường.

“Không có chuyện đóng cửa Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Sân bay này vẫn đang khai thác bình thường, ổn định”, ông Đinh Việt Thắng nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng bổ sung thêm cho biết, tất cả nhân viên làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đều được quán triệt, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch nghiêm ngặt; được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phòng dịch trong quá trình làm việc tại cảng.

“Việc phối hợp, thường xuyên nắm bắt thông tin với cơ quan y tế tại cảng và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội, của Bộ GTVT luôn được chú trọng để kịp thời nắm bắt thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh”, Cục trưởng Đinh Việt Thắng nêu rõ.
Hà Nội mà “toang”, Chủ tịch Chu Ngọc Anh chịu trách nhiệm thế nào?

Đáng chú ý, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ hôm nay, có phóng viên đặt câu hỏi về việc Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh có phát ngôn rằng “nếu Hà Nội bung và toang thì tôi sẽ chịu trách nhiệm”, vậy nếu trong trường hợp Hà Nội toang thật thì Chủ tịch Chu Ngọc Anh sẽ “chịu trách nhiệm” như thế nào.

Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh nói về vấn đề nhân sự: Đã bàn ‘rất kỹ’

Đáp lại vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo nhấn mạnh, cần phải xem Hà Nội có “toang” thật hay không thì mới biết phải xử lý như thế nào.

“Chủ tịch Hà Nội đã hứa rất rõ ràng: Nếu toang thì anh ấy sẽ chịu trách nhiệm. Cần phải xem Hà Nội có toang hay không thì mới tính xem xử lý như thế nào. Chúng ta cần theo dõi thêm”, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nói.

Trước đó, lãnh đạo Bộ Y tế cũng nêu quan điểm rằng, Hà Nội cần thay đổi chiến lược phòng chống Covid-19 nâng các biện pháp chống dịch cao hơn một mức, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc hạn chế tập trung đông người theo Chỉ thị 15, phù hợp cho từng địa bàn có nguy cơ lây nhiễm cao.

Cùng với việc sẵn sàng các bệnh viện dã chiến, Bộ Y tế cũng đề nghị lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng, tạm dừng hoạt động vui chơi, giải trí không cần thiết, bắt buộc phải đeo khẩu trang, phải bảo vệ an toàn tốt nhất cho thủ đô.

Thảo luận