"Cắt thành phế liệu": Điều gì xảy ra với Hải quân Hoa Kỳ

Hải quân Hoa Kỳ đã ngừng nhận các tàu cao tốc lớp Freedom mới nhất do lỗi thiết kế. Các vấn đề xảy ra với dự án này xuất hiện ngay từ đầu, và hầu hết các khiếm khuyết không thể sửa chữa. Thiếu sót đến mức con tàu «biểu tượng” chỉ sử dụng được vài năm, và giờ đã phải cắt ra thành sắt vụn. Về vấn đề của các nhà đóng tàu Mỹ - theo tài liệu "Sputnik".
Sputnik

Tàu chiến đa năng bị khuyết tật

Chương trình tàu khu trục ven biển đa năng của Mỹ (Littorial Combat Ship, LCS) bắt đầu từ những năm 2000. Người ta đã lên kế hoạch tạo ra nhiều tàu nhỏ, cơ động và nhanh nhẹn để trinh sát và tuần tiễu ngoài khơi. Đến năm 2030, có kế hoạch chuyển giao khoảng 60 tàu như vậy cho hạm đội. Con tàu đầu tiên USS Freedom, được hạ thủy vào năm 2005, và 3 năm sau được đưa vào trực chiến.

"Cắt thành phế liệu": Điều gì xảy ra với Hải quân Hoa Kỳ

Có hai loại LCS:  thân cổ điển và ba thân bằng nhôm. Các đặc điểm chính xấp xỉ nhau: thủy thủ đoàn 50 người, lượng choán nước khoảng 3000 tấn. Đặc điểm chính của LSC là tốc độ di chuyển cao. Ở tốc độ 10-12 hải lý / giờ (18,5 - 22,2 km / h) sử dụng hai tổ máy diesel, khi cần thiết sẽ hoạt động cặp động cơ tuabin khí nối với nhau, về lý thuyết có khả năng tăng tốc đến 45 hải lý / h (83,3 km / h).

Các tàu LCS được chế tạo theo sơ đồ mô-đun - các cấu kiện có thể thay đổi lựa chọn tùy thuộc vào nhiệm vụ. Như vậy, chỉ trong vài giờ, tàu quét mìn có thể biến thành tàu khu trục hoặc "chống ngầm", theo  nhà phát triển. Ngoài ra, giá đỡ pháo có thể nhanh chóng được thay thế bằng bệ phóng tên lửa. LCS cũng được trang bị tên lửa có cánh chống hạm, tổ hợp phòng không. Có sân đỗ và nhà chứa máy bay trực thăng trên tàu.

"Cắt thành phế liệu": Điều gì xảy ra với Hải quân Hoa Kỳ

Tuy nhiên, trên thực tế, thiết kế mô-đun làm phức tạp kết cấu và giảm độ bền thân vỏ. Ngoài ra, việc thay thế bất kỳ đơn vị nào cũng là một thủ tục rất mất thời gian, đòi hỏi tàu phải được thoát ly khỏi nhiệm vụ.

Những khiếm khuyết và sự cố làm khổ các thủy thủ

Hiện tại, Hải quân Mỹ có 9 tàu LCS, 5 chiếc nữa đang được đóng. Trong quá trình hoạt động, khiếm khuyết nghiêm trọng đã xuất hiện. Trong những điều kiện vận hành nhất định, việc truyền tải lục đẩy từ hệ động lực sang các cánh quạt phản lực nước bị trục trặc. Việc loại bỏ khiếm khuyết này sẽ yêu cầu thiết kế lại hoàn toàn, thực hiện các thử nghiệm mới và do đó tốn rất nhiều tiền. Do đó, Bộ Tư lệnh Hải quân đã quyết định tạm dừng đóng mới các tàu thuộc dòng này. Những tàu LCS đang hoạt động được khuyến nghị vận hành ở chế độ hạn chế.

Các sự cố trong quá trình hoạt động vẫn có thể giải thích được do tính mới mẻ của dự án, nhưng các vấn đề tiếp theo cũng xuất hiện ở  các mẫu sản xuất hàng loạt. Năm 2015, tàu USS Milwaukee, trị giá hơn 360 triệu USD, đã bị thất tốc trong chuyến đi biển đầu tiên từ nhà máy về cảng căn cứ. Người ta đã phải kéo tàu quay trở lại. Cuộc điều tra cho thấy các mảnh vụn kim loại đã lọt vào hệ thống lọc dầu và từ đó vào một trong các động cơ. Và khi cố gắng tăng tốc lên 38 hải lý / giờ (70,3 km / h), hệ động lực bị kẹt.

"Cắt thành phế liệu": Điều gì xảy ra với Hải quân Hoa Kỳ

Một tháng sau, động cơ của con tàu cùng loại - USS Fort Worth đã phục vụ được khoảng 4 năm, bị hỏng. Sự cố xảy ra ở phía tây Thái Bình Dương, khi tàu đang làm nhiệm vụ gần Singapore. Vấn đề được cho là do bảo dưỡng không đúng kỹ thuật dẫn đến hiện tượng "đói dầu". Việc sửa chữa đòi hỏi hàng chục triệu đô la. Sau đó, các vấn đề xuất hiện với các tàu Little Rock và Detroit. Và trên tàu Coronado, động cơ đã bốc cháy hai lần.

Ngay cả các chuyên gia Mỹ cũng thừa nhận dự án LCS là thất bại lớn, trở thành “mảnh vỡ trôi nổi”. Do chi phí sửa chữa và hiện đại hóa quá cao, Hải quân đã quyết định xóa sổ 4 chiếc đầu tiên thuộc loại này. "Tàu già nhất" trong số đó chỉ mới 12 tuổi, và "tàu trẻ nhất" phục vụ dưới sáu năm.

Sự cố hệ thống?

Chương trình LCS không phải là thất bại đầu tiên của ngành đóng tàu Mỹ. Mọi người đều nhớ về sự hào nhoáng mà các tàu khu trục biển xa lớp Zumwalt khi được công bố. Người ta hy vọng có thể đóng 32 tàu công nghệ siêu cao với hệ động lực cho phép hoạt động bằng "sức điện". Nhưng ngay trong chuyến đi đầu tiên, Zumwalt đã ... mắc kẹt ở kênh đào Panama (nước biển ngập động cơ). Con tàu thứ hai cũng thất bại trong các cuộc thử nghiệm. Chi phí dự án không ngừng tăng lên, và kết quả là một tàu khu trục đội giá lên tới 7 tỷ đô la: một mức giá kinh hoàng ngay cả đối với nước Mỹ. Cuối cùng, người ta quyết định giới hạn chỉ ở ba chiếc Zumwalt. Và chúng cũng chỉ hoạt động một phần, do việc vận hành và bảo trì quá đắt.

"Cắt thành phế liệu": Điều gì xảy ra với Hải quân Hoa Kỳ

Các chuyên gia Mỹ cũng nghi ngờ về kế hoạch phát triển tàu khu trục đầy hứa hẹn DDG Next, được thiết kế để thay thế các tàu khu trục già cỗi Arleigh Burke và tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga. Hải quân có kế hoạch trang bị cho các tàu DDG Next một tổ hợp cung cấp năng lượng mới, hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ, radar tầm xa, vũ khí laser và siêu thanh cũng như hệ thống phòng không.

Liệu các công ty đóng tàu Mỹ sẽ cho ra đời thứ gì đáng giá? Khó mà nói ra được.

"Cắt thành phế liệu": Điều gì xảy ra với Hải quân Hoa Kỳ
Thảo luận