Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn cho biết Nhật Bản sẽ làm điều này rất cẩn thận để không gây tổn hại cho các công ty của chính mình.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc áp đặt tình trạng khẩn cấp ở Myanmar, cũng như việc bắt giữ các nhà lãnh đạo chính trị dân sự, theo tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, lưu hành ngày 4 tháng Hai. Tài liệu kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người bị giam giữ và cung cấp quyền tiếp cận nhân đạo an toàn và không bị cản trở để giúp đỡ những người cần thiết. Đồng thời, tái khẳng định cam kết vững chắc đối với chủ quyền, độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Myanmar.
Tài liệu nói gì?
Biden đã thảo luận với ai về tình hình ở Myanmar?
Hôm thứ Năm, trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại tại Bộ Ngoại giao trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, Joseph Biden nói ông đã thảo luận về tình hình ở Myanmar với các đối tác và đồng minh. Trong số đó có Ấn Độ và Nhật Bản. Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cũng đề cập về tình hình với các đại sứ ASEAN tại Washington. Ông gọi các sự kiện ở Myanmar là "cuộc đảo chính" và lưu ý tầm quan trọng của sự hỗ trợ khu vực đối với việc khôi phục nền dân chủ ngay lập tức ở Myanmar.
Không rõ chính trị gia Mỹ có tìm kiếm sự ủng hộ cụ thể từ các nước ASEAN đối với lập trường của Mỹ đối với Myanmar hay không. Và Mỹ, đánh giá theo tuyên bố của Jake Sullivan, đang xem xét các lựa chọn khác nhau để trừng phạt Myanmar. Trong khi đó, ASEAN, dựa trên các nguyên tắc chính của mình, tránh xa bất kỳ sự can thiệp nào vào các vấn đề Myanmar, kêu gọi các bên giải quyết xung đột trong lĩnh vực pháp lý.
Mỹ có thể dựa vào các đối tác của mình?
Liệu Mỹ có thể hoàn toàn tin tưởng vào các đối tác của mình tại Ấn Độ - Thái Bình Dương, chủ yếu là Ấn Độ và Nhật Bản, khi lựa chọn một phản ứng cứng rắn trước việc quân đội nắm chính ở Myanmar? Đây là một vấn đề sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành phản ứng bên ngoài đối với các sự kiện ở Myanmar. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Valery Kistanov - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Khoa học Nga, lưu ý Ấn Độ khó có thể tuân theo các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Myanmar. Nhật Bản sẽ làm điều này một cách cẩn trọng để không gây hại cho các công ty của mình:
“Ấn Độ và Nhật Bản hiện đang xích lại gần nhau hơn về mặt quân sự, kinh tế và chính trị, cả với nhau và với Hoa Kỳ. Họ đang xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng của mình trong khu vực, bao gồm cả Myanmar, điều mà Hoa Kỳ khuyến khích, trái ngược với trường hợp Trung Quốc. Tuy nhiên, có nhiều nghi ngờ việc Ấn Độ sẽ tiếp bước Hoa Kỳ với các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Myanmar. Nhật Bản, tất nhiên, sẽ hỗ trợ Hoa Kỳ, vì liên minh của họ rất chặt chẽ. Nhiều khả năng Nhật Bản có thể áp đặt một số loại trừng phạt kinh tế đối với Myanmar nếu Washington làm như vậy. Riêng Nhật Bản chưa chắc đã đi trước, vì họ có lợi ích kinh tế rất lớn ở Myanmar.
Nhật Bản, không giống như Hoa Kỳ, sẽ không cắt đứt quan hệ với Myanmar vì chế độ quân sự, mà sẽ sử dụng điều đó để củng cố vị thế của mình, và nhận ra bất kỳ sự suy giảm vị thế nào sẽ dẫn đến gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia này. Do đó, Nhật Bản sẽ cố gắng hết sức cẩn thận áp đặt các hạn chế đối với Myanmar dưới áp lực của Hoa Kỳ, để không làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh tại đó".
Về phần mình, Ấn Độ dựa vào sự hỗ trợ của quân đội Myanmar để chống lại phe ly khai ở các bang phía đông bắc giáp biên giới với Myanmar, những người thường tìm đến tị nạn ở Myanmar. Ngoài ra, hoạt động của họ còn làm suy yếu an ninh và ổn định của một số hành lang kinh tế mà Ấn Độ đang xây dựng qua Myanmar đến Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.