Tại sao ở Mỹ đang nổi lên phong trào “Mạng sống của người châu Á là quan trọng”?

NBC News đưa tin, tình trạng gia tăng mạnh mẽ của các cuộc tấn công thù hận đối với người Mỹ gốc Á trong năm qua đã khiến cộng đồng người gốc Á của nước này thực sự lo ngại.
Sputnik

Theo kênh này, nhiều đại diện của cộng đồng người châu Á kêu gọi cả chính quyền và các cộng sự của họ thực hiện các biện pháp tích cực để ngăn chặn các cuộc tấn công này.

Người Mỹ gốc Á tố các trường đại học Mỹ hàng đầu phân biệt chủng tộc

Các cuộc tấn công nhằm vào cộng đồng châu Á ở Mỹ

Tại Hoa Kỳ đã xảy ra hàng loạt vụ tấn công đáng phẫn nộ nhằm vào các công dân châu Á. Công San Francisco 84 tuổi đến từ Thái Lan đã chết sau khi bị đẩy ngã xuống đất - và giờ đây cả một dàn đồng ca đang kêu gọi mọi người đoàn kết đưa ra các biện pháp phản ứng.

Nữ diễn viên kiêm ca sĩ Broadway Lea Salonga tin rằng cần chiến đấu chống lại sự thù hận bằng cả một mặt trận thống nhất.

“Chúng tôi đã có một phong trào gọi là Black Lives Matter (“Mạng sống của người da đen quan trọng”, và bây giờ sẽ có một phong trào mang tên Asian Lives Matter (“Mạng sống của người châu Á quan trọng”). Những cuộc tấn công như vậy thật xấu xa và mọi người đã chán ngấy tình trạng này rồi".

Lần đầu tiên NBC News đưa tin về sự gia tăng mạnh các cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á vào mùa xuân năm ngoái, sau khi tổ chức Stop AAPI Hate (Hãy chấm dứt lòng hận thù chống lại người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương) lập ra hệ thống hồ sơ quốc gia để ghi lại những cuộc tấn công như vậy. Cho đến nay, họ đã ghi nhận tổng cộng 2.800 sự cố khác nhau.

Do một số nạn nhân không muốn khai báo, cũng như vấn đề bất đồng ngôn ngữ trong bối cảnh bạo lực ngày càng trầm trọng, cảnh sát New York đã quyết định thành lập một nhóm làm việc chuyên biệt trong thời gian dài. Họ nói rằng số vụ phạm tội thù hận chống lại người châu Á đã tăng mạnh vào năm ngoái, từ mức trung bình 3 vụ mỗi năm lên 27 vụ vào năm ngoái.

Thảo luận