«Phân biệt đối xử tích cực» trong khâu tuyển sinh vào các trường đại học hàng đầu là chủ đề gây tranh cãi gay gắt ở Hoa Kỳ, và ông Donald Trump dường như có ý định lợi dụng chi tiết này vào chiến dịch tranh cử của mình trước ngưỡng cuộc bỏ phiếu chọn Tổng thống vào tháng 11, - Le Figaro viết. Như tờ báo nhắc nhở, theo một tài liệu gần đây của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, về khả năng vào học ĐHTH Yale, cơ hội của các sinh viên gốc Á hoặc người da trắng thấp hơn từ 4 đến 10 lần so với người Mỹ gốc Phi.
Như học giả Mỹ, chuyên gia về chủ nghĩa đa văn hóa Paula-Mae lưu ý trong cuộc phỏng vấn của tờ báo, chủ đề «phân biệt đối xử tích cực» là vô cùng quan trọng đối với đời sống chính trị Mỹ và là một trong những yếu tố căn bản của mâu thuẫn đối đầu ý thức hệ giữa phe Cộng hòa và phe Dân chủ trong chặng dài mấy thập kỷ nay.
Phân biệt đối xử tích cực ở Hoa Kỳ
«Phân biệt đối xử tích cực» ở nước Mỹ là tổ hợp các chương trình đa dạng hướng tới mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục và bố trí việc làm cho thành viên các nhóm có lịch sử ở vị thế khó khăn không thuận lợi, - như người đối thoại với tờ báo giải thích.
Ở đây hàm chứa hàng loạt động tác chiến lược: cấp học bổng dành cho một số loại cá nhân nhất định (ví dụ: người Mỹ bản địa), dành ưu đãi trong việc tuyển dụng (với các trường hợp ứng viên có kỹ năng tương đương thì nên tuyển ứng viên người Mỹ gốc Phi hơn là người da trắng) hoặc nhận các ưu đãi của Chính phủ (ví dụ: hợp đồng Chính phủ chỉ ưu tiên cấp cho các công ty có đội ngũ nhân sự thể hiện sự đa dạng sắc tộc của cư dân Hoa Kỳ).
Như chuyên gia này nhấn mạnh, nhiều cuộc thăm dò cho thấy rằng những người ủng hộ chính sách phân biệt đối xử tích cực chủ yếu là đảng Dân chủ, còn đối thủ chống lại - là các đảng viên Cộng hòa. Nếu phái ủng hộ coi «phân biệt đối xử tích cực» là sự tiếp nối cuộc đấu tranh vì dân quyền mà người Mỹ gốc Phi tiến hành kể từ những năm 1960, thì phái phản đối khẳng định rằng chính sách đó chắc chắn dẫn đến những quyết định thiếu công bằng, «bởi số ghế trong các trường đẳng cấp tinh hoa là có hạn, nếu quý vị thiết lập chế độ dành cho những loại người nhất định, điều đó nhất thiết sẽ là thiệt hại của những người khác vốn có trình độ và xứng đáng hơn».
Tính chất cấu trúc của sự bất bình đẳng
Về bản chất có tính cấu trúc của bất bình đẳng, những người phản đối «phân biệt tích cực» khẳng định rằng trong lịch sử nước Mỹ, một số nhóm dân nhập cư hứng chịu sự phân biệt kỳ thị nghiêm trọng nhưng sau một hoặc hai thế hệ đã có thể nhanh chóng vươn lên cao hơn trong bậc thang phân cấp xã hội (ví dụ, người châu Á và người Do Thái Đông Âu). Như vậy, thành công của các nhóm này có nghĩa là thất bại của các nhóm thiểu số khác ngày nay, lý giải bởi đặc điểm văn hóa của họ, chứ không phải do phân biệt đối xử xã hội.
Tuy nhiên, như chuyên gia nhắc nhở, hồi tháng 10 năm ngoái, trường Harvard đã thắng khi bị các sinh viên gốc Á kiện về hành vi phân biệt đối xử. Các nguyên đơn cho biết trường đại học ưu tiên tiếp nhận người Mỹ gốc Phi, người Tây Ban Nha và người Mỹ bản địa khi nhập học, bất kể là các ứng viên gốc Á có số điểm trung bình cao hơn. Harvard đã xây dựng luận điểm bào chữa của mình theo ý tưởng rằng trường không hề áp đặt hạn ngạch chủng tộc, nhưng để đạt được thành tựu đa dạng văn hóa trong khuôn viên học đường, cần phải chú ý đến nguồn gốc dân tộc của các ứng viên. Như nhà khoa học nhấn mạnh, vụ kiện tương tự gần đây chống lại trường Yale đã trở thành một kiểu «hiệp hai của trận đấu» chống Harvard.
Mặc dù tập thể «Sinh viên vì tuyển chọn công bằng» cáo buộc Harvard ban hành chính sách «hạn ngạch ẩn» theo dấu hiệu sắc tộc, bị luật pháp Mỹ cấm, trường ĐHTH danh tiếng vẫn khẳng định rằng nguồn gốc sắc tộc quả thực là một tiêu chí lựa chọn, nhưng là đồng thời với rất nhiều tiêu chí khác. Ví dụ, cũng tuyên bố tính đến nguồn gốc địa lý của người nộp đơn, đại diện cho các bang khác nhau trong thành phần Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, gồm cả các khu vực nông thôn.
Dù vậy, theo quan điểm của chuyên gia, thực tế là tỷ lệ % sinh viên các nhóm dân tộc khác nhau đều hầu như giống nhau từ năm này sang năm khác cho thấy hẳn là có sự chỉ đạo của ban quản lý cơ sở đào tạo này. Trường hợp với Harvard làm nổi bật sự tù mù nước đôi của luật pháp về vấn đề này, - chuyên gia Paula-Mae tin chắc như vậy. Một mặt, hạn ngạch bị cấm, mặt khác, chính sách nội bộ của trường có quyền đặt ra những mục tiêu mong muốn về tính chất đại diện của các nhóm khác nhau.
Nhiệm vụ của phân biệt tích cực
Theo lời chuyên gia, hiện hữu nghịch lý là phân biệt tích cực vốn có nhiệm vụ xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa người Mỹ gốc Âu và các dân tộc thiểu số, bây giờ số ráo riết tranh cãi không chỉ là người da trắng bảo thủ, mà cả một bộ phận đáng kể những người Mỹ gốc Á, vốn coi chính sách này là kỳ thị chủng tộc liên quan đến họ. Mỉa mai thay, chính những người Mỹ «tự do» với cố gắng đa dạng văn hóa giờ đây lại phải đối mặt với cáo buộc phân biệt chủng tộc từ phía một bộ phận cư dân có nguồn gốc nhập cư, - chuyên gia Paula-Mae lưu ý. Theo lời ông, nhiều trường hợp tương đồng giữa vị thế hiện tại của người gốc Á và vị thế của sinh viên Do Thái hồi đầu thế kỷ 20: vào thời điểm đó, một số trường đại học danh giá thuộc Ivy League hay Liên đoàn Ivy (nhóm tám trường đại học và viện đại học thành viên với ý nghĩa về hệ thống, triết lý giáo dục và chất lượng đào tạo của những trường và viện đại học lâu đời và hàng đầu của nước Mỹ), bao gồm cả Harvard, đã chính thức áp đặt chỉ tiêu, hạn chế việc tuyển dụng sinh viên gốc Á, vì e rằng họ sẽ trở nên quá nhiều trong một số ngành.
Vụ kiện của sinh viên châu Á chống ĐHTH Harvard, theo đánh giá của chuyên gia, sẽ có sự tiếp nối tại các tòa án cấp cao hơn, bởi mục tiêu của những người phản đối «phân biệt tích cực» là đạt tới phán quyết của Toà tối cao thiên về hướng có lợi cho họ, và như vậy là triển vọng kết liễu chính sách này.