Việt Nam nay đã khác. Viettel vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu

Việt Nam chính thức tham gia vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu khi Công ty Thông tin M3 thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel trở thành đơn vị cung ứng vật tư, linh kiện và thiết bị cho Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Meggitt.
Sputnik

Nguyên Chủ tịch Hội Hàng không – Vũ trụ Việt Nam (VASA) Nguyễn Đức Cương nhận định, Việt Nam nay đã khác, đã làm chủ công nghệ CAD – CAM, 5G, tham gia vào cuộc chơi cùng các ông lớn hàng đầu thế giới.

Viettel vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu

Việc Việt Nam chính thức tham gia vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu khi Công ty Thông tin M3, đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel chính thức tham gia cung ứng ngành hàng không vũ trụ là sự kiện gây bất ngờ.

Để Công nghệ Hàng không – Vũ trụ Việt Nam vươn tầm thế giới

Trước đó, ngày 8/2, Viettel thông tin cho biết thành viên của tập đoàn là Công ty Thông tin M3 sẽ trở thành đơn vị cung ứng vật tư, linh kiện và thiết bị cho Tập đoàn hàng không vũ trụ Meggitt.

Như vậy, M3 là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tham gia vào lĩnh vực này. Được biết, tập đoàn Meggitt chuyên phụ trách mảng nghiên cứu, thiết kế, phát triển, chế tạo và tích hợp các sản phẩm trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, quốc phòng và năng lượng, với trụ sở chính đặt tại Vương quốc Anh.

Trong khi đó, Công ty Thông tin M3 là công ty cơ khí chính xác hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và công nghiệp quốc phòng. Công ty đã xây dựng hệ thống đạt chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế AS9100D trong lĩnh vực hàng không vũ trụ (2019).

Theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, để được Meggitt chấp thuận là đơn vị cung ứng, M3 đã xây dựng quy trình công nghệ, chế thử, xây dựng các bài đo để đo kiểm và thử nghiệm các sản phẩm mẫu FAI (First Article Inspection) - công đoạn kiểm chứng thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo và phương pháp thực hiện.

“Đây là một bước khó khăn nhất vì tất cả các sản phẩm đều yêu cầu rất khắt khe về nguồn gốc vật liệu, dung sai, chất lượng xử lý bề mặt”, Tập đoàn Viettel cho biết.

Một chuyên gia của Meggitt là ông Reid Parker cũng nhấn mạnh, chứng nhận AS9100D đã khẳng định năng lực cung ứng sản xuất của M3. Do đó, Meggitt sẽ tiếp tục lựa chọn M3, với mong muốn công ty thuộc tập đoàn Viettel sẽ trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Meggitt trong tương lai.

Viettel lên tiếng việc bị Facebook cáo buộc chơi xấu đối thủ

Được biết, ông Reid Parker cũng là người từng đến Viettel để giúp các kỹ sư của M3 hoàn thiện các vấn đề kỹ thuật công nghệ.

Tập đoàn Meggitt được thành lập năm 1947, nằm trong top những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất trong các lĩnh vực: hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng và năng lượng đặc biệt.

Rất nhiều hãng lớn trên thế giới như: Airbus, Boeing, Lockheed Martin, Raytheon Aircraft,… là khách hàng của Meggitt. Các sản phẩm do hãng sản xuất góp mặt trong danh sách những máy bay hiện đại nhất hiện nay như Boeing 787 Dreamliner hay Lockheed Martin F35 Lightning II.

Việt Nam nay đã khác. Viettel vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu

Công ty M3 của Viettel vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ: Việt Nam nay đã khác

Trước thông tin Công ty Thông tin M3 chính thức tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành hàng không vũ trụ toàn cầu, GS. TSKH Nguyễn Đức Cương – nguyên Chủ tịch Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam (VASA) đã có một số chia sẻ xoay quanh vấn đề này.

Qualcomm mở Trung tâm R&D đầu tiên tại Việt Nam: Hợp tác với Vinsmart, Bkav, Viettel?

Cụ thể, trong cuộc trao đổi với báo Đất Việt, GS.TSKH Nguyễn Đức Cương khẳng định, cá nhân ông hoàn toàn không thấy bất ngờ trước thông tin này.

“Một số người cứ nhìn nhận năng lực chế tạo của Việt Nam theo con mắt "cổ hủ" của cách đây hàng mấy chục năm, đó là "ốc vít xe đạp cũng không làm được". Việt Nam bây giờ đã khác rất nhiều”, GS. TSKH Nguyễn Đức Cương nhận xét.

Theo nguyên Chủ tịch VASA, tại Việt Nam, công nghệ cũng đã phát triển rất khác rồi.

“Công nghệ CAD-CAM Việt Nam đã làm chủ từ lâu; công nghệ chế tạo bằng cách in 3D chúng ta cũng đã bắt đầu áp dụng; công nghệ 5G chúng ta là một trong ít nước dẫn đầu thế giới”, ông Cương nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia, một trong những vấn đề quan trọng nhất là bài toán “ra đầu bài” (đặt hàng) và nghiệm thu sản phẩm, tích hợp vào hệ thống lớn (từng cụm chi tiết và kết nối lại thành sản phẩm hoàn chỉnh, đưa ra thị trường) do phía đối tác đặt ra. Theo GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, Viettel và M3 nhìn chung được tổ chức chặt chẽ, sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể đáp ứng được yêu cầu của Meggitt (Anh quốc).

Việt Nam nay đã khác. Viettel vào chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ toàn cầu

Làm gì để biến giấc mơ công nghiệp hàng không vũ trụ Việt Nam thành hiện thực?

Cũng theo GS. Cương, để có thể hiện thực hóa “giấc mơ công nghiệp hàng không - vũ trụ Việt Nam”, cần phải xét đến nhiều yếu tố như: nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh, khả năng tài chính, nhân lực...

Để Công nghệ Hàng không – Vũ trụ Việt Nam vươn tầm thế giới

Tại Việt Nam, nhiều tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân như VinFast, Bphone, THACO Trường Hải... hay TS Lương Việt Quốc - CEO của Real Time Robotics Inc, là người đầu tiên nhận được cấp phép đầu tư vào khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) để mở nhà máy sản xuất máy bay không người lái (drone) cất hạ cánh thẳng đứng (multicopter-drone).

“Đây là điều trước đây được xem là chuyện viễn tưởng nhưng nay đã có người làm được. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là rất đáng mừng, có thể coi như một cách để vươn đến cái gọi là "giấc mơ công nghiệp hàng không - vũ trụ Việt Nam”, nguyên Chủ tịch Hội Hàng không – Vũ trụ Việt Nam nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, để đạt được giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu thì còn phải chờ thêm một thời gian lâu nữa.

Như đã nói, khâu "ra đầu bài" (đặt hàng) và nghiệm thu sản phẩm, tích hợp vào cả hệ thống lớn (thành từng cụm chi tiết và kết nối lại thành sản phẩm hoàn chỉnh) là quan trọng nhất.

GS.TSKH Nguyễn Đức Cương phân tích, xương sống của các khâu này chính là “thiết kế”: thiết kế ý tưởng đến thiết kế sơ bộ rồi đến hình thành các yêu cầu kinh tế -kỹ thuật/chiến-kỹ thuật cho cả sản phẩm.

Tiếp đó là đến thiết kế kỹ thuật từng bộ phận và cả sản phẩm, đến thiết kế chi tiết (thiết kế thi công) - chế tạo - tích hợp-lắp ráp-thử nghiệm (IAT-integration -assembly-testing), rồi cuối cùng là đưa ra thị trường/ứng dụng chiến đấu.

“Các khâu này gắn bó chặt chẽ và có thể phải lặp lại và sửa đổi, kể cả ý tưởng ban đầu. Đây là một quá trình sáng tạo mặc dù có những tiêu chuẩn nhất định ví dụ hệ số an toàn của một số bộ phận có thể phải lớn hơn 5”, GS Cương nhận định.

Nguyên Chủ tịch VASA, để làm được điều này, nếu chỉ vững về kiến thức về kỹ thuật - công nghệ không là chưa đủ. Nhà thiết kế cần nắm chắc kiến thức tổng hợp về công nghệ chế tạo, về kinh tế, về thị trường...

Trong số đó, có nhiều kiến thức không thể chỉ học ở trường, mà còn cần kinh nghiệm thực tiễn. Chính vì vậy, nhân lực cao cấp mà Việt Nam đang thiếu là các tổng công trình sư, lực lượng mà chưa có trường lớp nào đào tạo được.

“Kỹ sư tốt nghiệp loại giỏi rồi, cần kinh qua thực tiễn từ thấp đến cao, kết hợp tự nghiên cứu phát triển (R&D) và hợp tác với nước ngoài như ở Trung tâm Vũ trụ Quốc gia như: tự thiết kế chế tạo vệ tinh picô, nanô rồi đến micrô, hợp tác với Nhật”, GS Cương cho biết.

Dù phải thừa nhận cơ sở vật chất là quan trọng nhưng yếu tố quyết định vẫn là nhân lực chất lượng cao.

Ông Cương cho rằng, việc các thiết bị nhiều tỷ đồng bị “đắp chiếu” vẫn là bài học chưa bao giờ cũ.

Một ví dụ kinh điển khác chính là tấm gương kỹ sư Trần Đại Nghĩa, người đã sáng tạo ra nhiều vũ khí hiện đại (ở thời điểm ấy) trong điều kiện hết sức khó khăn của kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. Tấm gương sáng của kỹ sư Trần Đại Nghĩa vẫn còn nguyên giá trị trong việc phát triển công nghiệp hàng không - vũ trụ.

“Về đại thể, theo tôi, trong lĩnh vực dân dụng, chúng ta không thể cạnh tranh được với các hãng lớn như Boeing, Airbus,... tạo ra các phương tiện bay, chở nặng, bay cao, bay nhanh, bay xa v.v... nhưng có thể chiếm lĩnh thị trường ngách; bay chậm, bay thấp, cất hạ cánh thẳng đứng, thân thiện môi trường...”, chuyên gia nêu quan điểm.

Mặc dù vậy, theo nguyên lãnh đạo VASA, trong lĩnh vực dân dụng, nếu sản phẩm không cạnh tranh được thì không nên làm, chỉ để trưng bày và chứng minh khả năng là Việt Nam làm được mà thôi..

Vinfast tung xe 7 chỗ lớn nhất trong hãng xe Việt

Theo GS.TS Nguyễn Đức Cương, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ ngày nay, người ta có thể làm được rất nhiều thứ nhưng vấn đề đáng suy nghĩ là sản phẩm làm ra liệu có cạnh tranh được hay không.

Mặc dù vậy, việc Việt Nam đã phóng vệ tinh siêu nhỏ như NanoDragon, đưa loạt vệ tinh Vinasat-1, Vinasat-2, nano F-1, VNREDSat-1, Pico Dragon, Micro Dragon vào vũ trụ, tham gia nhiều dự án nghiên cứu, phát triển công nghệ hàng không, hay như việc vừa qua Công ty Thông tin M3 của Viettel chính thức tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành hàng không vũ trụ toàn cầu khẳng định tiềm năng rất lớn của quốc gia này. Hoàn toàn có đủ niềm tin rằng tài năng, trí tuệ và tiềm lực của người Việt đối với ngành công nghiệp này trong tương lai sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Thảo luận