Kỷ nguyên phát thanh tiến hóa trong thế giới mới

HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 13/2, UNESCO kỷ niệm 10 năm Ngày phát thanh thế giới (World Radio Day 2021) với chủ đề “New World, New Radio” (Thế giới mới, Phát thanh mới) nhằm tôn vinh khả năng phục hồi, thích ứng liên tục với nhịp điệu biến đổi của xã hội và nhu cầu mới của người nghe.
Sputnik

Ngày Phát thanh Thế giới 13/2 ra đời từ ý tưởng của UNESCO vào năm 2011 và được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 2012 nhằm mục đích thúc đẩy nhận thức của công chúng về vai trò của phát thanh, đẩy mạnh mạng lưới hợp tác giữa các tổ chức phát thanh, tôn vinh những đóng góp trong đời sống xã hội, trong nhiều thời khắc lịch sử của từng quốc gia.

Ba vấn đề chủ đạo của Ngày phát thanh Thế giới năm nay xoay quanh: Tiến hóa, Sáng tạo và Kết nối.

Phát thanh tiến hóa

Phát thanh là một phần lịch sử của nhân loại. Nhờ vào công nghệ mới, giao diện và cách thức hoạt động của phát thanh cũng dần được thay đổi phù hợp với thay đổi của xã hội, nhu cầu của người nghe.

Phần lớn người Việt nghe radio bằng đài thu thanh truyền thống

Con người không còn phải chờ tới một khung giờ nhất định để nghe chương trình yêu thích, giờ đây họ có thể dễ dàng truy cập một trang web hay ứng dụng di động để nghe bất cứ chương trình nào theo sở thích. Thậm chí, bất kỳ người nào có thể xây dựng một chương trình phát thanh của chính mình trên internet (Podcast).

Bà Tracy Petersen, Giám đốc Bộ phận Tiếp cận Giáo dục của Bộ Truyền thông Toàn cầu của Liên hợp quốc, phát biểu trong chương trình podcast “In their words”  về câu chuyện của những nạn nhân sống sót trong thảm họa Holocaust, cho biết:

“Podcasting là một cách hiệu quả để nắm bắt những câu chuyện thiết yếu này, cho phép khán giả cảm thấy được kết nối với người kể chuyện, mang lại sự thân mật khiến người nghe cảm động như thể người nói đang nói chuyện trực tiếp với họ. Âm thanh trở nên mạnh mẽ đặc biệt nhờ các hạn chế di chuyển liên quan đến đại dịch COVID-19 và một cách dễ dàng nhất để truyền tải câu chuyện đến các lục địa khác nhau.”

Phát thanh sáng tạo

Có thể truy cập mọi lúc mọi nơi, phát thanh có khả năng tiếp cận nhiều đối tượng. Radio được ví như một khán đài nơi tất cả các giọng nói đều có thể được thể hiện, đại diện và lắng nghe. Điều này giải thích tại sao Radio vẫn là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới ngày nay.

Sáng tạo nội dung trên nền tảng phát thanh trực tuyến trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới thì việc hạn chế tiếp xúc càng khiến phương tiện truyền thông có tuổi thọ 110 năm này phát huy lợi thế của mình khi kết hợp với công nghệ. Chúng ta đang nói tới Podcast.

Podcast bản chất là một phần mềm ứng dụng của Apple, hoạt động dựa trên hệ điều hành iOS. Podcast được các nhà công nghệ ví như một kênh lưu trữ mà bên trong nó chứa vô số các tập tin ở định dạng mp3. Nội dung Podcast lưu trữ chính là những buổi talkshow về tất cả các chủ đề diễn ra trong cuộc sống thường ngày, theo yêu cầu của người dùng thì những video này sẽ được đăng tải lên. Độ chuyên nghiệp của Podcast phụ thuộc phần lớn vào “tay nghề” của nhà sản xuất nội dung.

Nội dung Podcast hiện nay đa dạng từ giải trí, âm nhạc, công nghệ, kinh doanh cho đến chính trị. Mỗi Podcast sở hữu đề tài cụ thể. Và rất nhiều người nổi tiếng đã sử dụng công cụ này để chia sẻ tới cộng đồng quan điểm cá nhân của họ, kiến thức họ tích lũy được về chủ đề nào đó. Một Podcast có thể là sự độc thoại của một diễn giả, cũng có thể là cuộc đối thoại của nhiều nhân vật với nhau. Nhìn chung, rất nhiều ý tưởng độc đáo sẽ tìm thấy được trong Podcast mà chưa từng xuất hiện tại bất kỳ blog hay trang web ở mạng Internet. Thông tin trên Podcast được ghi nhận về mặt giá trị cao hơn. Từ đó giúp trí tưởng tượng của nhân loại “bay xa hơn”.

Phát thanh kết nối

Radio luôn là một phương tiện thích ứng dễ dàng với các tình huống khủng hoảng. Trong suốt lịch sử, vào những thời điểm xảy ra các thảm họa thiên nhiên lớn và các trường hợp khẩn cấp về y tế, Radio đã đóng một vai trò đi đầu của mình vì đây là phương tiện truyền thông phổ biến nhất, đơn giản nhất và dễ tiếp cận nhất.

Theo nghiên cứu của GS. Emma Rodero (2020), Khoa Truyền thông, Đại học Pompeu Fabra (Barcelona, Tây Ban Nha) cho thấy, trong cuộc khủng hoảng do Covid-19, Radio một lần nữa nổi bật như một phương tiện thiết yếu để cập nhật thông tin. Kết quả chỉ ra rằng radio là phương tiện đạt điểm cao nhất trong việc xử lý thông tin về đại dịch. Theo nghiên cứu của GS. Emma Rodero cho biết:

“Hầu hết người nghe đài dao động từ 1 - 2 giờ một ngày; từ 30 phút - 1 giờ và từ 2 - 3 giờ. Thời điểm cao điểm nghe đài là vào buổi sáng, nhưng do cách ly nên việc nghe đài có thể lên đến cả ngày, đặc biệt là vào buổi chiều và giữa trưa. Các đài truyền hình có mức tăng cao nhất là các đài tổng hợp thông thường, trong khi các đài âm nhạc bị giảm.”
Kỷ nguyên phát thanh tiến hóa trong thế giới mới

Trong tình trạng cách ly, các Radio đã phải thích nghi với tình hình mới với các chuyên gia làm việc tại nhà và lịch trình được sửa đổi để đưa nội dung về đại dịch Covid-19. Phương tiện này đang giúp giảm bớt các tác động tâm lý của đại dịch. Cũng theo thông tin của nghiên cứu trên cho rằng:

Từ “Tiếng nói nước Nga” đến “Sputnik”: Tất cả bắt đầu với Radio

“Radio đang đóng một vai trò rất quan trọng khi cách ly nếu nói về mặt tâm lý. Những người nghe đài nói rằng buồn bã, sợ hãi và lo lắng là những cảm xúc mạnh mẽ nhất trong cuộc khủng hoảng, nhưng radio đang giúp giảm bớt những cảm xúc này. Người nghe coi radio là phương tiện giải trí tốt nhất, thân thiện nhất và kích thích trí tưởng tượng của họ nhất. Điều này có nghĩa là người nghe cảm thấy được ở bên nhau nhiều hơn và do đó, cảm giác buồn bã giảm đi.”

Vai trò trung tâm của phát thanh cũng được thể hiện trong số lượng các sáng kiến mà các đài khác nhau trên thế giới đã tổ chức, chẳng hạn như các cuộc thi và các hành động đoàn kết để giúp đỡ tất cả những người bị ảnh hưởng. Một lần nữa, giống như tại thời điểm khẩn cấp khác trong lịch sử, phát thanh đã, đang và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kết nối nhân loại.

Thảo luận