Từ “Tiếng nói nước Nga” đến “Sputnik”: Tất cả bắt đầu với Radio

© Sputnik / Alexei DanichevSputnik
Sputnik  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 7 tháng 5 ở Nga kỷ niệm Ngày Radio. Khởi nguyên cội nguồn lễ hội là phiên liên lạc vô tuyến đầu tiên diễn ra vào ngày này năm 1895, do nhà vật lý người Nga Alexandr Popov tiến hành tại ĐHTH Saint-Peterburg.

Ngày lễ được thiết lập vào năm 1945 nhân kỷ niệm 50 năm phát minh Radio.

Радиоприемник - Sputnik Việt Nam
Phần lớn người Việt nghe radio bằng đài thu thanh truyền thống

Khi chưa có vô tuyến truyền hình và máy tính, radio là nguồn cung cấp thông tin, giáo dục và giải trí dễ tiếp cận nhất. Sang thời đại ngày nay với sự bùng nổ thông tin, tuy có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhưng Radio vẫn không biến mất khỏi đời sống của chúng ta. Tiền thân của "Sputnik" là đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga", có sinh nhật được coi là ngày 29 tháng 10 năm 1929.

Khi đó, đài phát thanh mang tên gọi là "Radio Matxcơva” và ngôn ngữ đầu tiên trên đài phát thanh này là tiếng Đức. Xét theo các tài liệu lưu trữ, sở dĩ như vậy bởi thực tế vào những năm 1920, Liên Xô chưa từ bỏ ý tưởng về cuộc cách mạng thế giới đại đồng, mà trong tiến trình này công tác  phát thanh được  dành vị trí đặc biệt. Chính tại Đức thời đó có phong trào công nhân phát triển và trình độ liên lạc vô tuyến tương đối cao so với các nước khác ở châu Âu. Đến đầu Thế chiến II, chương trình từ Matxcơva đã được phát đi bằng 13 thứ tiếng. 

Ngày 3 tháng 9 năm 1951 “Radio Matxcơva” bắt đầu phát thanh thường xuyên bằng tiếng Việt. Giữa Nga và Việt Nam đã có thêm một nhịp cầu giúp hiểu biết lẫn nhau tốt hơn, đó là làn sóng phát thanh.

Xin nhắc đó là thời gian như thế nào. Đất nước Xô-viết chỉ vừa kỷ niệm sáu năm Chiến thắng Đức Quốc xã và quân phiệt Nhật Bản. Chưa đầy hai năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao Xô-Việt. Nhóm sinh viên đầu tiên từ Việt Nam được gửi đến Matxcơva. Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu tiếp nhận trang bị kỹ thuật quân sự của Liên Xô, cư dân những vùng mới giải phóng được trao viện trợ nhân đạo. Bây giờ thế là có thêm nguồn hỗ trợ đạo đức tinh thần được truyền qua làn sóng đài phát thanh.

Một trong những thính giả thường xuyên của “Radio Matxcơva” và sau đó là Đài “Tiếng nói nước Nga”, là nhà ngoại giao Phạm Xuân Sơn. Ông không quên đón nghe chương trình của chúng tôi ngay cả trong thời gian thực hiện nhiệm vụ Đại sứ của CHXHCN Việt Nam tại Matxcơva. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ đài “Tiếng nói nước Nga” trước khi ông về nước, Đại sứ Phạm Xuân Sơn đã ghi nhận vai trò quan trọng của những chương trình phát thanh này trong công cuộc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và phát triển quan hệ đối tác giữa hai nước Việt-Nga. Ông Phạm Xuân Sơn nhấn mạnh rằng mấy thế hệ người Việt Nam đã nhận được sự ủng  hộ và cổ vũ nhiệt tình chân thành từ Matxcơva trong những năm kháng chiến giải phóng và xây dựng hòa bình.

Margarita Simonyan - Sputnik Việt Nam
TBT Rossiya Segodnya và RT khuyên các nhà báo Mỹ nên quen với việc Trump trả lời Sputnik

Năm 2013, trên cơ sở hãng phát thanh quốc gia “Tiếng nói nước Nga” đã thành lập Hãng thông tấn quốc tế “Rossiya Segodnya”, trong thành phần có “Sputnik”.  Hôm nay, “Sputnik” tiếp tục phát sóng bằng 22 thứ tiếng trên thế giới và bao gồm các trang web, analog và phát thanh kỹ thuật số, các ứng dụng di động và các trang riêng trong mạng xã hội. “Sputnik Vietnam” không phát thanh, bởi vào thời điểm thành lập có rất ít thính giả.  

Khác với “Ngày Radio” ở Nga, Ngày Radio thế giới (World Radio Day) là lễ hội còn non trẻ. Ngày hội này được kỷ niệm lần đầu tiên vào 13 tháng 2 năm 2012. Mốc kỷ niệm này được chọn không phải ngẫu nhiên: bởi vào ngày 13 tháng 2 năm 1946, “Radio Liên Hợp Quốc” lần đầu lên sóng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала