Nhật Bản tỏ ý sẵn sàng kiên trì đàm phán với Nga về quần đảo Kuril

TOKYO (Sputnik) - Nhật Bản dự định tiếp tục tìm kiếm giải pháp cho vấn đề lãnh thổ với Nga, bất chấp những sửa đổi trong Hiến pháp Nga quy định loại trừ việc chia cắt lãnh thổ quốc gia, ông Katsunobu Kato Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết.
Sputnik
"Tôi nghĩ rằng chính phủ sẽ tiếp tục quyết tâm để kiên trì đàm phán theo chủ trương đường lối chính của chúng tôi là giải quyết vấn đề lãnh thổ và ký kết hiệp ước hòa bình",  - ông Kato nói tại một cuộc họp báo ở Tokyo.

Đồng thời, ông giải thích rằng sau khi Hiến pháp Nga có những điều khoản sửa đổi, trong cuộc điện đàm vào tháng 9 năm ngoái với Tổng thống Nga Vladimir Putin hai bên đã xác nhận thỏa thuận mà cựu Thủ tướng Shinzo Abe và nhà lãnh đạo Nga đạt được tại Singapore vào năm 2018. Thỏa thận này chủ trương đẩy nhanh các cuộc đàm phán về hiệp ước hòa bình trên cơ sở Tuyên bố chung năm 1956.

Mới đây Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi nói rằng Nhật Bản dự kiến thảo luận với Nga về khả năng nối lại các dự án kinh tế chung ở quần đảo phía nam Kuril sau khi hết đại dịch coronavirus.

Bất đồng Nga-Nhật về quần đảo Kuril

Quan hệ giữa Nga và Nhật Bản trong nhiều năm khá ảm đạm do hai nước không có hiệp ước hòa bình, giải pháp cho vấn đề này bị ảnh hưởng do yêu sách của Tokyo đối với các hòn đảo phía nam Kuril.

Tân Thủ tướng Nhật Bản dự định giải quyết vấn đề Nam Kuril

Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản ký kết Tuyên bố chung, trong đó Moskva đồng ý xem xét khả năng chuyển giao hai đảo Habomai và Shikotan cho Nhật Bản sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, tuy nhiên số phận của đảo Kunashir và Iturup không được đề cập đến.

Liên Xô hy vọng bản Tuyên bố chung đó sẽ chấm dứt tranh chấp giữa hai bên, nhưng Nhật Bản coi văn kiện này chỉ là một phần giải pháp cho vấn đề và không từ bỏ yêu sách đối với tất cả các đảo nói trên. Quá trình đàm phán sau đó không mang lại bất kỳ kết quả nào, hiệp ước hòa bình kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cũng không được ký kết. Lập trường của Moskva là quần đảo này đã trở thành một phần lãnh thổ Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và chủ quyền của Liên bang Nga đối với chúng là không thể bàn cãi.

Bên cạnh đó, trước khi đại dịch coronavirus bùng phát, chính phủ hai nước đã chuẩn bị triển khai một số dự án kinh tế chung ở các đảo phía nam Kuril, tuy nhiên do đại dịch và tình trạng cách ly ở hai nước nên những kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện.

Thảo luận