"Không trì hoãn vấn đề các vùng lãnh thổ phía bắc để giải quyết cho thế hệ tương lai, cần phải đặt dấu chấm trong vấn đề này. Thông qua hình thức trao đổi quan điểm một cách chân thành ở mức độ cấp cao với Nga, chúng tôi nhắm tới phát triển mối quan hệ toàn diện Nga-Nhật, trong đó có việc ký kết hiệp ước hòa bình", - ông Suga nói trong bài phát biểu trước quốc hội.
Người tiền nhiệm của Suga, ông Shinzo Abe tích cực thúc đẩy đối thoại với Nga; ông đã tổ chức 27 cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vào năm 2018, tại Singapore, ông đã thực sự rời khỏi đường hướng chính sách cơ bản của Nhật Bản, theo đó Nhật yêu cầu Nga trả lại bốn hòn đảo và đồng ý đàm phán với Matxcơva trên cơ sở Tuyên bố chung Xô-Nhật. Trong tài liệu này chỉ đề cập đến hai hòn đảo - Habomai và Shikotan.
Yoshihide Suga cũng đã nói chuyện với tổng thống Nga Putin vào tháng 9. Sau cuộc đàm luận, Tokyo tuyên bố rằng thủ tướng mới sẽ tiếp tục đường lối của Abe.
Quan hệ giữa Nga và Nhật Bản bị lu mờ do không có hiệp ước hòa bình
Tuy nhiên, như các quan chức Nga đã nhiều lần lưu ý, các cuộc đàm phán về các điều khoản của thỏa thuận này không thảo luận về việc chuyển giao các hòn đảo cho Nhật Bản.
Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản đã ký một tuyên bố chung, trong đó Mátxcơva đồng ý xem xét một khả năng như vậy khi ký kết một hiệp ước hòa bình. Các nhà chức trách Liên Xô hy vọng sẽ chấm dứt vấn đề theo cách này, trong khi Nhật Bản coi thỏa thuận này chỉ là một phần của giải pháp cho vấn đề, không từ bỏ yêu sách đối với tất cả các đảo.
Các cuộc đàm phán sau đó chẳng đi đến đâu. Lập trường của Matxcơva là quần đảo này đã trở thành một phần của Liên Xô sau Thế chiến thứ hai, và chủ quyền của Nga đối với chúng là không thể nghi ngờ.
Đọc thêm: