Trường hợp Navalny khiến phương Tây tức giận
Được biết, việc Hội đồng Đối ngoại EU "bật đèn xanh" có thể là "bước đầu tiên" hướng tới việc đưa ra các biện pháp trừng phạt từ đầu tháng Ba.
Theo cơ quan này, lệnh chế tài mới, rất có thể, sẽ không ảnh hưởng đến các doanh nhân lớn của Nga, vì châu Âu "lo ngại sẽ đốt cháy tất cả các cây cầu nối với Moskva". Tuy nhiên, chúng có thể được nhắm vào một số quan chức và tổ chức, bải tin cho biết.
Để áp dụng các biện pháp hạn chế vào tháng 3, gói trừng phạt cần phải được 27 nước EU thông qua. Hiện tại, như hãng tin lưu ý, ý tưởng được "ủng hộ rộng rãi" ở EU. Đặc biệt, Ba Lan, Thụy Điển và một số nước Baltic ủng hộ việc thắt chặt các biện pháp hạn chế.
Cắt đứt quan hệ giữa Nga và Liên minh Châu Âu
Trước đó Brussels cho biết có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga. Sau chuyến thăm Moskva của Josep Borrell, theo ý kiến của ông, Nga "không đáp ứng được kỳ vọng" và "không trở thành một nền dân chủ hiện đại". Lý do cho sự căng thẳng ngày càng tăng là việc bắt giữ Alexei Navalny.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov lưu ý phía Nga sẵn sàng cắt đứt quan hệ nếu Liên minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt gây rủi ro cho nền kinh tế Nga. Các đối tác châu Âu cũng được khuyến cáo không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và hãy giải quyết các vấn đề của chính họ.
Navalny bị bắt giữ vào ngày 17 tháng 1 tại sân bay Sheremetyevo sau khi trở về từ Đức, nơi ông ta cữa bệnh sau sự cố cáo buộc đầu độc. Ông ta bị đưa đến đồn cảnh sát Khimki, thành phố gần sân bay nhất. Ngày hôm sau, trong phiên tòa lưu động, Tòa án thành phố Khimki đã tuyên bố giam giữ Navalny trong 30 ngày. Theo Cơ quan Thi hành án Liên bang Nga (FSIN), Navalny đã bị giam giữ vì vi phạm thời gian thử thách có điều kiện khi bị án treo trong vụ án Yves Rocher. Ngày 29 tháng 12 năm 2020, ông ta bị đưa vào danh sách truy nã ở Liên bang Nga.
Đọc thêm: