Đắk Nông: Đề nghị truy tố 51 bị can làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông kết thúc điều tra, đề nghị truy tố đối tượng Nguyễn Văn Phương và 50 bị can khác về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Phương và đồng bọn đã nhận và đặt làm giả gần 200 tài liệu, trong đó có 56 giấy phép lái xe các loại và nhiều giấy tờ, hồ sơ liên quan.
Sputnik

Công an Đắk Nông phá đường dây “khủng” làm giả giấy phép lái xe

Ngày 21/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cho biết đơn vị đã kết luận điều tra, chuyển VKSND cùng cấp, đề nghị truy tố Nguyễn Văn Phương (SN 1996, trú tại xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) và 50 bị can khác về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Theo kết quả điều tra, vào tháng 7/2020, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã phát hiện, đấu tranh triệt phá một đường dây chuyên làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; thu giữ nhiều tang vật liên quan, chủ yếu là giấy phép lái xe ô tô, mô tô, xe máy và các loại văn bằng, chứng chỉ.

Triệt phá đường dây làm văn bằng, chứng chỉ giả quy mô lớn

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông khẳng định:

“Các đối tượng hoạt động với phương thức thủ đoạn rất tinh vi, kín đáo, thường lập các trang mạng cá nhân ảo với thông tin không chính chủ để đăng thông tin quảng cáo nhằm lôi kéo, tìm kiếm khách hàng và kết nối, mở rộng đường dây”.

Bên cạnh đó, hàng loạt đối tượng tham gia làm đầu mối ở nhiều địa phương trong cả nước.

Cũng theo tài liệu của Cơ quan điều tra, vào tháng 12/2018, Nguyễn Văn Phương sử dụng trang Facebook cá nhân lên mạng xã hội tìm hiểu đặt mua giấy phép lái xe giả hạng A1 cho vợ để sử dụng. Phương liên hệ với một đối tượng (chưa rõ nhân thân lai lịch) qua mạng xã hội rồi thỏa thuận làm giấy phép lái xe hạng A1 với giá 1,5 triệu đồng. Sau đó, Phương đã gửi ảnh chân dung, giấy tờ tùy thân của vợ mình và chuyển qua tài khoản ngân hàng trước cho đối tượng này số tiền 200 nghìn đồng. Khoảng 10 ngày sau, Phương nhận được giấy phép lái xe hạng A1 cùng bộ hồ sơ mang tên vợ mình, đồng thời thanh toán số tiền còn lại.

Thấy việc làm giấy phép lái xe đơn giản, đối tượng Nguyễn Văn Phương đã nảy sinh ý định nhận của khách và đặt làm để hưởng chênh lệch. Phương móc nối với đối tượng này để nhận làm giấy phép lái xe hạng A1 với giá 600 nghìn đồng (bán lại từ 1 đến 1,6 triệu đồng), hạng A2 giá 800 nghìn đồng (bán lại từ 1,8 đến 2,3 triệu đồng) và giấy phép lái xe ô tô các hạng là 2 triệu đồng (bán lại từ 8 đến 9 triệu đồng).

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông xác định, Nguyễn Văn Phương và đồng bọn đã nhận và đặt làm giả gần 200 tài liệu, trong đó có 56 giấy phép lái xe các loại và nhiều giấy tờ, hồ sơ liên quan.  

Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 341, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

Ninh Bình: Khởi tố nhiều đối tượng trong đường dây làm giả báo cáo môi trường

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 đến 5 năm: Có tổ chức; Phạm tội 2 lần trở lên; Làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; Thu lợi bất chính từ 10 đến dưới 50 triệu đồng; Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 đến 7 năm: Làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 đến 50 triệu đồng.

Thảo luận