Hoa Kỳ cố gắng để không phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc

Mỹ muốn xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa công nghệ cao độc lập với Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị ký lệnh hành pháp với mục đích phát triển hệ thống cung cấp mới trong ngành sản xuất chip điện tử và các mặt hàng chiến lược khác, để không phụ thuộc vào Trung Quốc.
Sputnik

Ở giai đoạn đầu, Washington sẽ kiểm toán đánh giá lại toàn bộ các chuỗi cung ứng hiện có để xác định mức độ phụ thuộc của Mỹ vào các quốc gia khác.

Tiếp diễn «cuộc chiến thuế quan» với Trung Quốc sẽ giáng thêm đòn đau cho chính Hoa Kỳ

Mặc dù Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu thế giới về công nghệ cao, thì đặc tính toàn cầu của các hệ thống cung cấp phát triển trong những thập kỷ gần đây đã khiến các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau. Những con chip hiện đại nhất được sử dụng trong các ngành công nghiệp và điện tử phức tạp thường  được sản xuất theo công nghệ và tài sản trí tuệ của Mỹ. Đây chính là điều mà Mỹ dựa vào đó để gây áp lực khi sử dụng các lệnh trừng phạt đối với doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei. Mặt khác, cũng cùng một con chip đó, không chỉ do Mỹ sản xuất ra. Hơn nữa, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong sản xuất chip trên thế giới đang giảm xuống nhanh chóng: nếu như năm 1990 khoảng 40% tổng số chip được sản xuất trên đất Mỹ thì ngày nay con số này chỉ còn 12%. Đài Loan đã vượt lên trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới. trong sản xuất chip điện tử — chiếm 22% thị trường. Bám sát theo sau là Trung Quốc. Theo tính toán của Boston Consulting, Trung Quốc đã trợ cấp cho các nhà sản xuất chip trong nước khoảng 100 tỷ USD. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ như vậy, đến năm 2030, họ hy vọng nước này sẽ dẫn đầu thế giới về sản xuất chip điện tử với 24% thị phần.

Hoa Kỳ cố gắng để không phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc

Như vậy, tất cả các quốc gia, kể cả các đối thủ, đều phụ thuộc lẫn nhau. Trung Quốc không thể sản xuất chip thế hệ mới nhất nếu không có công nghệ và thiết bị Mỹ, và Mỹ không thể đáp ứng nhu cầu thị trường mà không có linh kiện và thành phẩm hoàn thiện từ Trung Quốc. Hiện nay hoạt động xã hội, cơ sở hạ tầng cơ bản, cuộc sống đô thị và sự phát triển kinh tế, cũng như các lĩnh vực xã hội nói chung, phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị công nghệ, cũng như chip điện tử. Nói cách khác, an ninh quốc gia và sự ổn định phát triển của đất nước phụ thuộc vào các vi mạch nhỏ xíu. Không phải vô cớ mà hàng năm Trung Quốc phải nhập khẩu đến 300 tỷ USD tiền chip điện tử - nhiều hơn cả dầu thô.

Liệu các công ty Trung Quốc có thể tồn tại mà không cần công nghệ Mỹ?

Thiệt hại với Trung Quốc từ các lệnh trừng phạt của Mỹ

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể gây ra một số thiệt hại  và làm chậm sự phát triển công nghệ của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng có gì đó để đáp trả. Mỹ phụ thuộc 80% vào nguồn cung cấp kim loại đất hiếm từ Trung Quốc, vốn cần thiết để sản xuất hầu hết thiết bị điện tử và công nghệ hiện đại, ngay cả trong việc sản xuất máy bay chiến đấu F-35. Mỹ phụ thuộc 90% vào Trung Quốc về vật tư y tế. Và đó không chỉ là khẩu trang hay găng tay đơn giản. Trong quý một năm 2020, khi đại dịch COVID-19 hoành hành ở Trung Quốc và ngành công nghiệp dược phẩm nước này dồn toàn lực cho nhu cầu trong nước, Washington chợt nhận ra mình đã thiếu khôn ngoan khi thuê Trung Quốc sản xuất các loại thuốc men thiết yếu, chẳng hạn như Panadol và Ibuprofen. Hoa Kỳ hiện đang cố gắng phát triển chuỗi cung ứng của mình để bỏ qua Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, hội nhập sâu rộng toàn cầu đến mức việc loại trừ Trung Quốc sẽ dẫn đến cú sốc trong nhiều ngành, bao gồm cả sản xuất chip, theo chuyên gia người Trung Quốc về công nghệ internet, nhà báo Liu Xingliang nói với Sputnik.

Hoa Kỳ cố gắng để không phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc
“Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa. Trung Quốc nắm giữ phần lớn thị phần trong chuỗi cung ứng thế giới, vì vậy nếu Mỹ loại trừ Trung Quốc, điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng không chỉ đến chiến lược bán dẫn của Mỹ mà còn đến tiến bộ toàn cầu trong lĩnh vực chip và vi mạch. Ngoài ra, trong khoảng thời gian qua Trung Quốc đã đạt được đột phá công nghệ, và tích lũy được kiến ​​thức chuyên môn đáng kể trong lĩnh vực này, nên toàn bộ ngành công nghiệp toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng khá nặng nề".

Hiện Mỹ đang cố gắng đàm phán với các đồng minh để phát triển hệ thống cung cấp độc lập khỏi Trung Quốc. Ví dụ Úc tham gia trong lĩnh vực khai thác, tinh luyện kim loại đất hiếm. Công ty khai thác mỏ Lynas của Úc thậm chí đang xây dựng một nhà máy chế biến ở báng Texas, được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính từ Bộ Quốc phòng Mỹ. Với Panasonic của Nhật Bản và LG Chem của Hàn Quốc, Mỹ cố gắng bỏ qua Trung Quốc trong việc cung cấp pin cho xe điện. Hiện tại, Công ty Contemporary Amperex Technology Limited (CATL) (Trung Quốc) đang thống trị thị trường pin xe ô tô điện trên toàn cầu. Rõ ràng là không một quốc gia nào, kể cả Hoa Kỳ, có thể một mình đạt được tiến bộ công nghệ  trong điều kiện ngày nay. Washington đang cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ của các nước đồng minh, chuyên gia Liu Xingliang giải thích.

Chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ làm Mỹ thiệt hại một nghìn tỷ đô la
“Tôi không nghĩ có thể tự mình phát triển công nghệ và đạt được sự độc lập trong chuỗi cung ứng. Trong thời đại toàn cầu hóa, đối với việc phát triển bất kỳ ngành nghề nào, sự hợp tác của các quốc gia với nhau là cần thiết. Chúng ta thấy Hoa Kỳ đang cố gắng tranh thủ một số đồng minh tham gia vào hệ thống cung cấp nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển chung. Tức là không nói đến vấn đề tự chủ ở đây. Nếu nước nào quyết định một mình phát triển thì nước đó sẽ thua cuộc. Những tổn thất sẽ lớn hơn những lợi ích có được".

Theo Nikkei Asia, Mỹ muốn tạo ra với các đồng minh của mình sự trao đổi thông tin nhanh chóng về hoạt động của chuỗi cung ứng, và thiết lập cơ chế hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp thị trường thiếu hụt bất kỳ thành phần quan trọng nào. Tính cấp thiết của vấn đề này được thể hiện qua sự thiếu hụt chip trong ngành công nghiệp ô tô. Nhưng thực tế là không phải lúc nào cũng có thể nhanh chóng lấp đầy khoản thâm hụt này trong trường hợp cần thiết, đặc biệt là nếu số lượng các nhà cung cấp có hạn. Ví dụ, công ty TSMC Đài Loan đã hoạt động quá khả năng của mình, mặc dù lời kêu gọi từ Washington để tăng cường sản xuất các linh kiện cần thiết, và công ty sẽ khó có thể mở rộng sản xuất trong ngắn hạn.

Vì sao Trung Quốc từ bỏ năng lượng than đá?

Nhiều khả năng Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ ý định "đá bỏ" Trung Quốc ra khỏi hệ thống cung cấp của mình, vì ngay cả dưới chính quyền mới của Hoa Kỳ hiện nay, không có dấu hiệu nào cho thấy có sự tan băng trong quan hệ giữa hai nước. Washington trợ cấp tài chính cho TSMC để xây dựng nhà máy chip ở bang Arizona, trị giá khoảng 12 tỷ USD, và sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2024 , sản xuất chip điện tử cho nghành công nghiệp quân sự Mỹ. Mặt khác, khi công cuộc số hóa ngày càng sâu rộng, nhu cầu về chip và các linh kiện công nghệ khác nhau sẽ tăng lên. Số lượng các nhà cung cấp đáng tin cậy của Hoa Kỳ càng thu hẹp, thì việc đảm bảo ổn định nguồn cung càng khó khăn hơn. Trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như mạng 5G, Trung Quốc đã tự đảm bảo vị thế dẫn đầu về công nghệ và nếu Trung Quốc đứng ngoài cuộc, việc xây dựng mạng 5G sẽ lâu hơn và chi phí tốn kém hơn. Liệu đây có phải là mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế và xã hội ở nhiều nước hay không? Câu hỏi dường như chỉ là vấn đề từ ngữ.

Thảo luận