Các chuyên gia mà Sputnik phỏng vấn đều tin chắc rằng ê-kip chính quyền của Tổng thống Joseph Biden sẽ không thể tiếp tục «cuộc chiến thuế quan» với Trung Quốc.
Mức thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc mà chính quyền Trump áp đặt hiện nay vẫn bảo tồn hiệu lực. Điều đó thể hiện qua tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen hôm thứ Năm (theo giờ địa phương). Kênh truyền hình CNBC dẫn lời Bộ trưởng cho biết Hoa Kỳ đang trong quá trình đánh giá lối tiếp cận của mình với Trung Quốc và trông đợi là Bắc Kinh sẽ tuân thủ các cam kết thương mại.
Hoa Kỳ dưới «hố sâu»
Trong cùng cuộc phỏng vấn kể trên, Bộ trưởng Janet Yellen thừa nhận rằng nền kinh tế Mỹ vẫn đang ở dưới «hố sâu». Bà thừa nhận rằng «năm ngoái là năm tồi tệ nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế kể từ sau Thế chiến II».
Có thể thấy kết quả của việc tiếp nối «cuộc chiến thuế quan» với Trung Quốc qua minh họa bằng báo cáo do Phòng Thương mại Hoa Kỳ công bố một ngày trước đó. Cụ thể, trong tài liệu này nói rằng việc áp thuế 25% đối với toàn bộ thương mại Mỹ-Trung sẽ dẫn đến thực tế là giảm GDP hàng năm vào năm 2025 sẽ tới mức 190 tỷ USD.
Chuyên gia Alexandr Salitsky, nghiên cứu viên chính của Trung tâm Các vấn đề Phát triển và Hiện đại hóa thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nêu nhận xét rằng, việc tiếp diễn (mà hơn thế nữa là công bố) «cuộc chiến thuế quan» mới với Trung Quốc, là trái ngược với lợi ích của Hoa Kỳ.
«Tôi không nghĩ rằng ở Mỹ có ai đó lại dám nâng thêm mức thuế với hàng hóa Trung Quốc hoặc mở rộng danh sách áp thuế, bởi thực tế là chỉ số này đã khá nặng và rộng lớn. Xuất khẩu của Trung Quốc đã 70% chịu thuế Mỹ. Mức thuế đưa ra trái ngược với các quy tắc của WTO về thương mại tự do. Ví dụ về những ngày gần đây nhất. Trong kho của một nhà máy ở Hoa Kỳ chuyên sản xuất khẩu trang phòng hộ đã tồn đọng đến 30 triệu chiếc. Không bán ra được vì giá quá cao, mà trên thị trường địa phương đã có đủ khẩu trang xuất xứ từ Trung Quốc.
Đương nhiên là mọi người mua khẩu trang Trung Quốc, giá rẻ hơn, mặc dù có rào cản đáng kể được dựng lên trên con đường đưa hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ. Hàng hóa Trung Quốc dù sao vẫn đến và được yêu cầu. Điều đó nói lên rằng trong nhiều thành tố của ngành sản xuất công nghiệp của Mỹ đã thiếu sức cạnh tranh ở nhiều lĩnh vực. Nếu như Hoa Kỳ muốn chăm lo phát triển kinh tế thì họ sẽ không cho phép mình gây ra «cuộc chiến thuế quan» mới với Trung Quốc».
Phòng Thương mại Hoa Kỳ cảnh báo về kịch bản thảm hoạ khác đối với nền kinh tế Mỹ trên bình diện phát triển quan hệ với Trung Quốc. Tổng sản phẩm quốc nội của nước Mỹ sẽ không đạt 500 tỷ USD nếu các công ty Mỹ cắt giảm một nửa vốn đầu tư trực tiếp FDI vào Trung Quốc.
Tại sao cần công nghiệp hóa Hoa Kỳ?
Các nhà kinh tế nghiêm túc đang nói về sự cần thiết phải tái công nghiệp hóa Hoa Kỳ. Mà để làm được điều này, chắc chắn cần phải tìm kiếm lối đi thuận lợi của mình trong thị trường đầu tư, chứng khoán và kinh tế của Trung Quốc, - chuyên gia Alexandr Salitsky tin chăsc như vậy.
«Người Mỹ cần phải làm điều này, chứ không phải là hạn chế, trong đó có xuất khẩu vi mạch sang Trung Quốc. Nếu như Hoa Kỳ định chăm lo một chút cho nền kinh tế thực tế của mình, người Mỹ cần phải «tái đánh giá» cái gọi là «sức mạnh Mỹ». Và nhân tiện xin nói thêm, cần xem lại tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với Trung Quốc. Bây giờ một lần nữa người ta lại nói đến chuyện «US-China decoupling», tức là tách kết nối Mỹ-Trung.
Nhưng vấn đề là ở chỗ: Hoa Kỳ sẽ lấy gì thay thế cho hàng hóa Trung Quốc, khi mà hàng Trung Quốc vẫn giữ khả năng cạnh tranh cao nhất trên thị trường, kể cả là chịu mức thuế cao. Theo nhãn quan của tôi, dường như thực sự không có khả năng như vậy. Không thể bắt đầu hồi sinh ngành sản xuất công nghiệp Mỹ mà thiếu phần sự tham gia của Trung Quốc, bởi vì muốn vậy phải đòi hỏi rất nhiều thành phần mà ngành công nghiệp Mỹ đơn giản là không sản xuất được. Người Mỹ đã có cơ cấu công nghiệp thiếu hoàn chỉnh, không đồng bộ như cơ cấu của Trung Quốc».
Quan điểm của chuyên gia kinh tế Nga có minh họa ngẫu nhiên bằng bản báo cáo của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, trong đó mô tả tác động tiềm tàng của việc decoupling-tách kết nối với bốn lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ. Việc mất quyền tiếp cận thị trường hàng bán dẫn ở Trung Quốc sẽ dẫn đến tổn thất sản xuất của Hoa Kỳ từ 54 tỷ đến 124 tỷ USD và gây nguy cơ cho 100.000 chỗ làm việc ở Mỹ. Viến cảnh áp dụng các mức thuế mới trong ngành công nghiệp hóa chất có thể khiến Hoa Kỳ thiệt hại 38 tỷ USD và mất đi 100 nghìn chỗ làm việc trong ngành này. Nếu mất quyền tiếp cận thị trường hàng không Trung Quốc sẽ dẫn đến khoản lỗ không tránh khỏi là 875 tỷ USD vào năm 2038. Còn nếu để mất thị phần thiết bị y tế Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ phải tiếc nuối khoản 23,6 tỷ USD doanh thu hàng năm, - báo cáo của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết.