Việt Nam ngày càng xích gần châu Âu về hợp tác quân sự quốc phòng

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với EU về quân sự quốc phòng sua những ‘thắng lợi’ về kinh tế. Theo đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Liên minh châu Âu đang tìm hiểu cơ hội, tăng cường, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng trong tương lai.
Sputnik

Việt Nam là đối tác rất quan trọng của Liên minh châu Âu không chỉ về chính trị - kinh tế - xã hội mà còn cả về hợp tác an ninh – quốc phòng – quân sự. EU ủng hộ lập trường của ASEAN cũng như Việt Nam về vấn đề Biển Đông, đồng thời, sẵn sàng hợp tác giúp Hà Nội tăng cường hơn nữa năng lực hàng hải.

Việt Nam và EU tìm hiểu cơ hội hợp tác quốc phòng trong tương lai

Chiều nay, 25/2/2021 tại Hà Nội, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có buổi làm việc trực tuyến với các đại diện Liên minh châu Âu, tìm hiểu cơ hội hợp tác quốc phòng trong thời gian sắp tới.

Theo đó, Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức buổi nghe giới thiệu về các dự án của Liên minh châu Âu (EU) về các trọng tâm hợp tác hàng hải, tăng cường mối liên hệ về các vấn đề an ninh – quốc phòng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Càng “thân” với Việt Nam, châu Âu càng quan tâm vấn đề Biển Đông

Sự kiện được tổ chức trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng chủ trì buổi nghe.

Cụ thể, đại diện các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã lắng nghe các cán bộ, chuyên gia của Liên minh châu Âu ở điểm cầu Brussels, Bỉ giới thiệu về Dự án “Các tuyến hàng hải trọng yếu ở Ấn Độ Dương”.

Cùng với đó, đại diện EU cũng thông tin về Dự án “Tăng cường gắn kết an ninh trong và với châu Á” của Liên minh châu Âu.

Theo phía Bộ Quốc phòng Việt Nam, buổi nghe giới thiệu, phiên làm việc ngày 25/2 này là hoạt động thiết thực nhằm cụ thể hóa kết quả Đối thoại Quốc phòng – An ninh lần thứ hai giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, sự kiện này diễn ra vào chiều ngày 1/12/2020 theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ông Pawel Herczynski, Tổng vụ trưởng về Chính sách An ninh và Phòng thủ chung và Ứng phó khủng hoảng thuộc Cơ quan Hành động Đối ngoại EU.

Đồng thời, buổi nghe giới thiệu về hai dự án “Các tuyến hàng hải trọng yếu ở Ấn Độ Dương” và “Tăng cường gắn kết an ninh trong và với châu Á” của Liên minh châu Âu cũng được kỳ vọng mở ra cơ hội cho cả Việt Nam và EU nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, cũng như tìm hiểu về các cơ hội hợp tác trong tương lai.

Cả Việt Nam và EU đều kỳ vọng nỗ lực của hai bên sẽ góp phần phát triển quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng quân sự trên cơ sở cùng có lợi, phù hợp với nhu cầu, khả năng, tiềm lực của mỗi bên.

Việt Nam và châu Âu đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc phòng

Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) trong 30 năm qua đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, an ninh quốc phòng quân sự, đến kinh tế thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục…

Việt Nam là đối tác quan trọng của EU ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ở ASEAN nói riêng.

Việt Nam hơi né châu Âu và xích gần Hoa Kỳ?

Thời gian qua, quan hệ hợp tác quân sự - quốc phòng – an ninh giữa Việt Nam và EU luôn được lãnh đạo hai bên quan tâm thúc đẩy, thắt chặt hơn nữa, đồng thời đang dần trở thành trụ cột quan trọng trong quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên minh châu Âu.

Đối với hợp tác quân sự, Việt Nam và EU đã từng tổ chức Đối thoại Quốc phòng – An ninh lần thứ nhất tại Brussels, Bỉ, nơi ghi nhận những kết quả tích cực trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai bên thời gian qua.

Đối thoại An ninh – Quốc phòng lần thứ hai giữa Việt Nam và EU diễn ra trong bối cảnh hai bên kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (28/11/1990 – 28/11/020).

Trước đó, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã ra thông cáo báo chí chung giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan hành động đối ngoại EU về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh vào tháng 8/2019, ký kết Hiệp định thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (Hiệp định FPA) vào tháng 10/2019.

Kể từ đây, hai bên duy trì tổ chức Đối thoại Quốc phòng - An ninh Việt Nam - EU thường niên. Phải khẳng định rằng, cùng với Hiệp định Khung về Quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU (PCA), Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA), việc lãnh đạo cơ quan Quốc phòng hai bên ký FPA đã góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU.

Có thể nói, Hiệp định FPA được lãnh đạo Việt Nam và EU đánh giá là góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện Việt Nam-EU, tạo khuôn khổ mạnh mẽ cho hai bên thúc đẩy hợp tác nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.

Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn EVFTA: Thành công lớn của Việt Nam

Các sự kiện hợp tác an ninh – quốc phòng được triển khai trên nhiều lĩnh vực trong những năm qua đóng góp tích cực vào mối quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược Việt Nam – EU thời gian tới đây.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam luôn khẳng định, Hà Nội hết sức coi trọng mối quan hệ hợp tác với Liên minh Châu Âu.

Hai bên cũng đồng thời nhất trí đánh giá quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-EU còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết, đặc biệt trong các lĩnh vực trao đổi đoàn cấp cao, Đối thoại Quốc phòng-An ninh, đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, nghiên cứu chiến lược, tăng cường năng lực hàng hải, an ninh biển.

Cả Việt Nam và EU đều hướng đến việc thắt chặt hợp tác quan hệ quốc phòng để lĩnh vực này xứng đáng là một trong những trụ cột quan trọng quan hệ đối tác và hộ tác toàn diện Việt Nam – EU theo tinh thần của Hiệp định FPA trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết, hòa bình, cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

EU giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải, sẵn sàng chia sẻ công nghệ quốc phòng

Đáng chú ý, như chúng tôi đã thông tin hồi cuối năm 2020, cố vấn Quân sự cấp cao về hoạt động đối ngoại của Liên minh châu Âu (EEAS), chuẩn Đô đố Juergen Ehle tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về vấn đề Biển Đông lần thứ 12 với đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin về việc EU có thể chia sẻ công nghệ quốc phòng cho Việt Nam.

Ủy ban châu Âu chấp thuận văn bản Hiệp định về thương mại tự do với Việt Nam, nhưng…

Theo đó, vị cố vấn Quân sự cấp cao về hoạt động đối ngoại của Liên minh châu Âu (EEAS) khẳng định Liên minh châu Âu “hoàn toàn có thể” chia sẻ công nghệ quốc phòng cho phía Việt Nam và mong muốn đối thoại chi tiết hơn về vấn đề này với Hà Nội.

Hai phương diện được Chuẩn Đô đốc Juergen Ehle đề cập liên quan vấn đề chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam gồm đối thoại quốc phòng và xác định công nghệ nào có thể chia sẻ.

Theo nhà lãnh đạo, Liên minh châu Âu có đối thoại chiến lược về an ninh – quốc phòng với một số quốc gia châu Á có chung chí hướng, trong đó có Việt Nam.

Nằm trong khuôn khổ những cuộc đối thoại này, các bên xác định các công nghệ quốc phòng nào sẽ có thể chia sẻ được trong tương lai.

“Ở lĩnh vực này, tôi muốn nêu hợp tác giữa các thành viên EU vào dự án CASCO và cũng sẽ áp dụng cho các đối tác của EU. Trong tương lai Việt Nam có thể tham gia vào CASCO, và khả năng nhận được các chia sẻ công nghệ quốc phòng”, cố vấn Quân sự cấp cao về hoạt động đối ngoại của Liên minh châu Âu (EEAS) nêu rõ.

Cùng với việc duy trì sự hiện diện ở Biển Đông, EU nhắc lại lập trường “tự do hàng hải” và cởi mở ở khu vực này, đồng thời khẳng định, ASEAN có thể yên tâm hợp tác với EU, nhất là trong vấn đề tranh chấp biển đảo và đảm bảo an ninh hàng hải.

“EU là đối tác tin cậy với các quốc gia Châu Á. Chúng tôi không ủng hộ quan điểm kẻ mạnh là kẻ thắng. Các nước ASEAN có thể yên tâm hợp tác với EU về vấn đề an ninh biển nói chung và Biển Đông nói riêng”, Chuẩn Đô đốc Jurgen Ehle khẳng định.

Cùng với tuyên bố này chính là chương trình nghị sự, tăng cường sự hiện diện của Hải quân các nước thành viên Liên minh châu Âu cũng như các bên nhằm cung cấp tàu chiến, các trang thiết bị quân sự hải quân, tham gia tuần tra, phối hợp huấn luyện ở khu vực Biển Đông như đã được triển khai tại châu Phi.

“Tàu Hải quân của các nước thành viên Liên minh Châu Âu sẽ ngày càng hiện diện nhiều hơn ở khu vực Biển Đông, EU không muốn tạo tiền lệ xấu về hành động phi pháp, hung hăng phổ biến ra các vùng biển khác trên thế giới”, vị lãnh đạo nhấn mạnh.
Thảo luận