Càng “thân” với Việt Nam, châu Âu càng quan tâm vấn đề Biển Đông

© AFP 2023 / Emmanuel DunandEU
EU  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
EU tin rằng “chân lý không thuộc về kẻ mạnh”. Quan hệ với Việt Nam và ASEAN ngày càng tốt đẹp, châu Âu càng quan tâm đến chuyện Biển Đông.

Cùng với đà phát triển mạnh mẽ quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam – EU từ kinh tế thương mại đầu tư, khoa học công nghệ, hợp tác về an ninh quốc phòng, EU càng nhấn mạnh tinh thần thượng tôn pháp luật và duy trì hòa bình, an ninh hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu ngày càng “thân thiết”

Năm nay kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ song phương Việt Nam và Liên minh châu Âu (28/11/1990 – 28/11/2020). Đặc biệt hơn nữa, quan hệ hai bên cho thấy “sự thân thiết”, gần gũi và đạt những bước tiến quan trọng đáng kể thông quan việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vừa qua.

Thứ trưởng Thường trực Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 12. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: EU sẽ chuyển giao công nghệ quốc phòng cho Việt Nam?

Với EVFTA và hàng loạt những cuộc đàm phán, gặp gỡ, trao đổi, tìm tiếng nói chung, tiếp cận gần hơn với nhau, quan hệ Việt Nam – EU thực tế đã bước sang một trang mới, nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện song phương, phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại đầu tư, trao đổi các thành tựu về khoa học công nghệ, hợp tác về an ninh quốc phòng…

Nhân dịp này, ngày 15/12 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng và ông Gunnar Wiegand, Tổng Vụ trưởng châu Á – Thái Bình Dương của Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) đã đồng chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) nhằm triển khai Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Phiên họp diễn ra đúng dịp hai bên kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và sau 4 tháng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực (kể từ ngày 1/8).

Phiên họp lần thứ hai Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) nhằm triển khai Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) có sự tham gia của 40 đại biểu các Bộ ngành Việt Nam và hơn 50 đại diện cho Cơ quan Đối ngoại châu Âu, Ủy ban châu Âu, Phái đoàn Liên minh châu Âu và các Đại sứ quán các nước thành viên EU tại Việt Nam.

​Thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, trong bầu không khí cởi mở, tin cậy và hữu nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng và Tổng Vụ trưởng châu Á – Thái Bình Dương Gunnar Wiegand đã cùng xem xét, đánh giá lại tình hình hợp tác từ sau Phiên họp lần thứ nhất Uỷ ban Hỗn hợp Việt Nam – EU (hồi tháng 5/2019) và nêu bật những kết quả các nội dung hợp tác thuộc 4 Tiểu ban trong khuôn khổ Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EU, đồng thời, đề ra các định hướng hợp tác cho giai đoạn tới.

Đánh giá và nhìn lại những gì hai bên đã đạt được về sự phát triển toàn diện và sâu rộng mối quan hệ Việt Nam – EU trong 30 năm qua, Thứ trưởng Tô Anh Dũng và ông Gunnar Wiegand đã nhấn mạnh nguyện vọng tiếp tục làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác mang tính chiến lược giữa Việt Nam và EU.

Các đại biểu dự đối thoại.  - Sputnik Việt Nam
Chiến lược biển: Quan hệ Việt Nam-EU chưa bao giờ sâu sắc và thân thiết đến thế

Hai bên nhất trí thông qua việc thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, duy trì các cơ chế hợp tác và đối thoại sẵn có, phối hợp triển khai việc thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA, thúc đẩy Nghị viện các nước thành viên EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) giúp hai bên khôi phục kinh tế.

Cùng với đó, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, cả Việt Nam và EU đều nhất trí tăng cường hợp tác khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19 cũng như trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, xử lý các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh biển và biến đổi khí hậu.

Việt Nam và Liên minh châu Âu cũng đánh giá cao các nỗ lực hợp tác và mong muốn tiếp tục phối hợp hiệu quả trong năng lượng sạch, phát triển nghề cá bền vững, tiến tới gỡ bỏ thẻ vàng của EU về vấn đề này cũng như thúc đẩy thương mại gỗ bền vững.

Tại Phiên họp, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đề cao vai trò của EU trong các nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả quản trị toàn cầu và triển khai kế hoạch kết nối Á-Âu, đẩy mạnh vai trò của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có việc hỗ trợ thiết thực và hiệu quả cho Việt Nam trong công tác phòng chống thiên tai, cảnh báo sớm lũ lụt và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việt Nam là một trong những nước có quan hệ đặc biệt nhất với EU ở khu vực

Nói về quan hệ ngày càng đạt nhiều bước tiến tích cực giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, trước khi Phiên họp lần thứ hai Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) nhằm triển khai Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) diễn ra, vừa qua, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell trong thông điệp nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao cũng đã nhấn mạnh vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam trong “trục quan hệ hướng đông” của EU ở khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu. - Sputnik Việt Nam
Hà Nội “thân” hơn với EU: Chờ Việt Nam bứt phá trên “đường cao tốc” EVFTA

Cụ thể, Việt Nam hiện nay là một trong những đối tác EU giữ quan hệ mật thiết và toàn diện nhất trong ASEAN cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ông Borrell cũng khẳng định, Việt Nam trở thành một trong những nước năng động nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và 30 năm hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và EU trải rộng trên khắp các lĩnh vực.

Phân tích quan hệ song phương nhìn từ việc ký kết thành công Hiệp định EVFTA, ông Borrell cho biết, EU là một trong đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ, chiếm 17 % tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam.

Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam chỉ mới chiếm 2% tổng nhập khẩu toàn cầu của EU, dó đó, dư địa còn chưa xứng với tiềm năng. Giá trị hàng hóa nhập khẩu của EU từ Việt Nam tăng từ 8,68 tỷ USD lên 42,5 tỷ USD trong 10 năm (2008 -2018). Khối lượng trao đổi thương mại song phương cũng tăng lên đáng kể những năm gần đây,

Cụ thể, Việt Nam ngày càng tăng xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực sang EU như hàng điện tử, may mặc, da giày, nội thất, điện thoại, máy móc. Trong khi đó, EU xuất sang Việt Nam nhiều dược phẩm, thiết bị điện, máy bay, máy móc các loại.

Với EVFTA, liên kết thương mại song phương giữa hai bên phát triển mạnh hơn nữa. Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong tháng 8 đạt 3,25 tỷ USD, tháng 9 đạt 3,1 tỷ USD, tăng lần lượt 4% và 9,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Hiệp định thương mại tự do song phương cũng được kỳ vọng sẽ mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực hơn nữa cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân của cả hai bên trong trung và dài hạn.

Theo tính toán, EVFTA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 4,6% và xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng 42,7% vào năm 2025, GDP của EU ước tính sẽ tăng thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu tăng 29% vào năm 2035.

EU ủng hộ lập trường của Việt Nam về duy trì hòa bình, thượng tôn pháp luật Biển Đông

Về phần mình, Tổng Vụ trưởng châu Á – Thái Bình Dương, ông Gunnar Wiegand chia sẻ với Thứ trưởng Tô Anh Dũng về các ưu tiên hợp tác của EU trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số.

Nhiều loại hàng hóa chủ lực của Việt Nam đang gặp nguy cơ khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ và EU. - Sputnik Việt Nam
EU, Mỹ ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam?

Đặc biệt, đại diện EU đánh giá cao nhiệm kỳ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021 và Chủ tịch ASEAN 2020.

Ông Gunnar Wiegand cũng gửi lời cảm ơn những đóng góp quan trọng của Việt Nam vào việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ ASEAN – EU, sự ủng hộ của Việt Nam trong việc nâng cấp quan hệ ASEAN – EU lên Đối tác chiến lược.

Tổng Vụ trưởng châu Á – Thái Bình Dương của Cơ quan Đối ngoại châu Âu (EEAS) cũng cảm ơn Việt Nam đã mời Đại diện cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại EU tham dự Chương trình khách mời của Chủ tịch và Lễ kỷ niệm 10 năm Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) vào ngày 9-10/12 vừa qua.

Đặc biệt, trong Phiên họp với đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Gunnar Wiegand cho biết, EU đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời ghi nhận công tác phòng chống đại dịch Covid-19 thành công nhờ tinh thần đoàn kết, tập trung chỉ đạo từ cấp trung ương đến địa phương của Việt Nam.

​Đáng chú ý, EU khẳng định ủng hộ duy trì an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật tại Biển Đông.

Liên minh châu Âu cũng đánh giá cao vị thế của Việt Nam tại khu vực và nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và quốc phòng ở khu vực.

Đáp lại, Thứ trưởng Tô Anh Dũng cho biết, Việt Nam cảm ơn EU và các nước thành viên đã có tiếng nói thể hiện quan điểm rõ ràng và mạnh mẽ hơn đối với nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có Biển Đông.

Đồng thời, EU và Việt Nam nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề toàn cầu, ủng hộ tích cực chủ nghĩa đa phương và góp phần củng cố hòa bình và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

​Tại Phiên họp thứ hai này hai bên cũng đã thông qua Thông cáo báo chí chung và nhất trí Phiên họp lần thứ ba sẽ diễn ra tại Hà Nội vào năm 2021.

“Chân lý không thuộc về kẻ mạnh”

Trên thực tế, về quốc phòng và an ninh, Việt Nam và EU đã cùng ký hiệp định thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động xử lý khủng hoảng của EU (FPA), cho phép Việt Nam tham gia, đóng góp vào các hoạt động và sứ mệnh của chính sách quốc phòng và an ninh chung của EU.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn. - Sputnik Việt Nam
Vì danh dự của Việt Nam, phải gỡ được ‘thẻ vàng’ EU

Điều này là vô cùng đáng chú ý bởi đây hiệp định đầu tiên mà Liên minh châu Âu ký với một quốc gia ASEAN và giúp đóng góp vào hoạt động của EU đối với an ninh và hòa bình thế giới.

Thời gian qua, cả Việt Nam và EU đã đều đặn tổ chức tham vấn về an ninh và quốc phòng. Ngày 1/12 đã diễn ra cuộc tham vấn lần thứ hai đã diễn ra với các cuộc thảo luận về tình hình toàn cầu và khu vực, bao gồm cả Biển Đông.

Trong đó, hai bên tái khẳng định cam kết đối với việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, tự do hàng hải và tính chất thống nhất và phổ quát của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trong đó đặt ra khuôn khổ pháp lý mà mọi hoạt động trên biển cần được tiến hành trong phạm vi khuôn khổ này.

Đồng thời, Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam kêu gọi các tranh chấp trên biển cần được giải quyết một cách hòa bình phù hợp với Công ước Quốc tế về Luật Biển UNCLOS 1982.

Ngày 9/12, lần đầu tiên tham dự “Chương trình Khách mời của Chủ tịch” trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cũng đã nhấn mạnh mục tiêu tăng cường hợp tác về an ninh quốc phòng giữa ASEAN – EU, EU – Việt Nam.

“Chúng ta đang sống trong một thế giới đang dần thu hẹp, trong đó hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở châu Á là thiết yếu cho những điều này ở châu Âu. Quan hệ của chúng tôi với ASEAN vừa được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược, chúng ta hãy cùng nhau hợp tác hướng tới những mục tiêu này - ở châu Á và xa hơn”, ông Josep Borrel nêu rõ.

Theo nhà lãnh đạo, cả Liên minh châu Âu và ASEAN đều có chung tầm nhìn, cam kết về một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ chung và cùng nỗ lực thúc đẩy ổn định, an ninh chung trong khu vực và thế giới.

Cả Việt Nam và EU đều ưu tiên duy trì chủ nghĩa đa phương, hội nhập sâu rộng và đồng bác bỏ quan điểm “chân lý chỉ thuộc về kẻ mạnh” nhất là trong các vấn đề cạnh tranh chiến lược địa chính trị hay ở Biển Đông.

Chia sẻ trong khuôn khổ Hội nghị ADMM+, ông Borrell nhấn mạnh, nhằm tăng cường chính sách an ninh và phòng thủ trong những năm gần đây đồng thời phản ánh được những thách thức chung mà EU và các đối tác châu Á của mình đang phải đối mặt, EU nhấn mạnh đến yêu cầu đoàn kết, tìm được tiếng nói chung, sự gắn kết, ứng phó tập thể và tăng cường hợp tác.

Cùng với đó, Liên minh châu Âu đã và đang đẩy mạnh sự can dự về an ninh và phòng thủ của mình tại khu vực châu Á và với châu Á – Thái Bình Dương. Có thể thấy minh chứng rõ ràng nhất chính là việc điều tàu tuần tra đến khu vực, thực hiện cam kết duy trì an ninh hàng hải, an toàn và hòa bình ở Biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ ký - Sputnik Việt Nam
Ngày lịch sử trong quan hệ Việt Nam và EU: Tư duy mạnh mẽ, tầm nhìn chiến lược

Bên cạnh đó, năm 2019, EU cũng đồng chủ trì hội nghị giữa kỳ của Diễn đàn Khu vực ASEAN về An ninh Hàng hải cùng với Việt Nam và Australia, cũng như hội nghị giữa kỳ về Chống Khủng bố cùng với Malaysia và New Zealand. EU và ASEAN cũng hợp tác trong việc hỗ trợ nhân đạo,  cứu trợ thảm họa và lĩnh vực an ninh mạng.

Cùng với hợp tác về quân sự - quốc phòng nhằm duy trì hòa bình chung khu vực,  Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu về Chính sách An ninh và Đối ngoại Josep Borrell cho biết, việc EU quyết định huy động chuyên gia châu Âu sang hợp tác với các đối tác ở các nước ASEAN (Việt Nam và Indonesia), cũng như ở Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong các lĩnh vực chống khủng bố, an ninh mạng, an ninh hàng hải và quản lý khủng hoảng khẳng định mối quan tâm và cam kết của EU duy trì và thúc đầy hòa bình, ổn định ở khu vực này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала