Cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên xung đột ở Myanmar hòa giải chính trị

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp mới bàn về tình hình ở Myanmar. Ngoại trưởng các nước ASEAN kêu gọi các bên xung đột ở Myanmar đạt tới hòa giải chính trị. Theo các chuyên gia mà Sputnik phỏng vấn, quan điểm của Trung Quốc và ASEAN trong việc giải quyết khủng hoảng ở Myanmar phần lớn là gần gũi hoặc trùng hợp.
Sputnik

Vương quốc Anh yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc triệu tập cuộc họp mới bàn về Myanmar. Cuộc họp kín sẽ diễn ra vào thứ Sáu tới, hãng tin AFP dẫn các nguồn ngoại giao cho biết. Cuộc họp kín thứ nhất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Myanmar đã diễn ra ngày 2 tháng 2, ngay sau khi quân đội lên nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi không công nhận chính quyền quân sự Myanmar
Tuyên bố ngày 4 tháng 2 của Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được đưa ra vào, nhờ lập trường của Nga và Trung Quốc, hóa ra lại nhẹ nhàng hơn so với dự thảo ban đầu của Anh. Tài liệu không nhắc đến hoặc lên án cuộc đảo chính quân sự, cũng không đề cập đến bất kỳ biện pháp cứng rắn nào của cộng đồng quốc tế đối với quân đội Myanmar.

Không ngoại trừ là Vương quốc Anh sẽ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án hành động của quân đội ở Myanmar, trong đó có nêu lên tình hình leo thang bạo lực và quân đội không thực hiện các yêu cầu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như thả bà Aung San Suu Kyi và các nhà lãnh đạo chính trị khác của đất nước này. Đồng thời, có thể là nỗ lực chính trị hóa văn kiện tổng kết, hoặc ý định can thiệp vào công việc của Myanmar sẽ chia rẽ những người tham gia hội nghị.

Tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế

Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với các sự kiện ở Myanmar, đặc biệt là từ các đối tác khu vực trong ASEAN, ngày càng tăng lên. Hôm thứ Ba, ngoại trưởng 9 nước ASEAN đã gặp người đồng cấp Mnaman Wunna Maung Lwin và kêu gọi chấm dứt bạo lực, tôn trọng ý chí nhân dân Myanmar và hòa giải.

Cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên xung đột ở Myanmar hòa giải chính trị

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giáo sư Andrei Volodin từ Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga lưu ý rằng quan điểm này là sáng suốt và thực dụng:

“Khủng hoảng ở Myanmar và việc quân đội trở lại đời sống chính trị nước này là vấn đề nội bộ của Myanmar. ASEAN hành xử rất thận trọng đối với các sự kiện ở tất cả các nước thành viên, cố gắng giải quyết mọi vấn đề bằng sự đồng thuận và phối hợp chính trị vì lợi ích các nước tương ứng và các nước, mà theo quan điểm của ASEAN, đang diễn ra các sự kiện không thuận lợi."

Có phải đảo chính hay không?

Đúng như dự đoán, trên cơ sở đồng thuận, các Ngoại trưởng ASEAN đã không coi các sự kiện ở Myanmar là đảo chính. Đồng thời, các nhà quan sát cho rằng các nước thành viên sẽ cần có thêm nỗ lực và ý chí chính trị để phối hợp các lập trường chính trị khác nhau trong không gian ASEAN, nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng ở Myanmar.

Cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên xung đột ở Myanmar hòa giải chính trị

Hợp tác và đàm phán - Chìa khoá cho khủng hoảng tại Myanmar
Cụ thể, Ngoại trưởng Singapore Viviana Balakrishnana nhấn mạnh, Singapore không công nhận chế độ này là chính phủ của Myanmar. Tuy nhiên, Singapore "công nhận rằng, theo Hiến pháp năm 2008, quân đội Myanmar đóng vai trò đặc biệt trong việc điều hành chính phủ."

“ASEAN mong muốn tiếp tục tham gia, đóng vai trò hữu ích và mang tính xây dựng ở bất cứ nơi đâu có thể. Nhưng cuối cùng thì giải pháp nằm trong tay bản thân Myanmar”, Ngoại trưởng Singapore nói với giới truyền thông sau cuộc họp.

Đồng thời, Ngoại trưởng Singapore lưu ý rằng cách duy nhất để tìm ra giải pháp lâu dài và khả thi là đạt được hòa giải dân tộc. Ngoại trưởng Singapore cũng kêu gọi trả tự do cho Tổng thống Win Myint và Cố vấn chính phủ Aung San Suu Kyi, cũng như các tù nhân chính trị khác.

Ngoại trưởng các nước ASEAN nhất trí kêu gọi các bên xung đột ở Myanmar phải kiềm chế. Trong khi đó, ngoài Singapore, chỉ có Indonesia, Malaysia và Philippines kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và những người bị giam giữ khác. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsoudi nhấn mạnh rằng cần tôn trọng ý chí, lợi ích và tiếng nói của nhân dân Myanmar. Bà nói, ASEAN sẵn sàng tạo điều kiện đối thoại khi cần thiết, nhưng "hy vọng và ý định tốt của ASEAN sẽ không thể thực hiện được nếu như Myanmar không mở cửa với ASEAN."
Đảo chính quân sự Myanmar và chiêu bài “phi chính trị hóa” Quân đội, Công an Việt Nam

Đáng tiếc là cho đến nay, lời kêu gọi các bên xung đột ở Myanmar kiềm chế và hòa giải của các Ngoại trưởng ASEAN vẫn không có kết quả. Sau nỗ lực ngoại giao của các Ngoại trưởng ASEAN, bạo lực tại Myanmar vẫn tiếp tục diễn ra. Lực lượng an ninh đã bắn đạn cao su và sử dụng hơi cay để giải tán biểu tình. Một số người biểu tình ở Mandalay đã bị thương. Truyền thông nước ngoài đưa tin, theo báo cáo chưa được xác nhận, các vụ xả súng đã xảy ra hôm thứ Tư ở Myingyan, Magway, Monywa.

Thảo luận