Cựu thị trưởng Ivanuma: hành động của người lãnh đạo trong trường hợp khẩn cấp -hậu quả và bài học từ thảm họa sóng thần

Hậu quả của trận động đất lớn ở Đông Nhật Bản, 48% lãnh thổ của thành phố Ivanuma, tỉnh Miyagi, đã bị phá hủy. Tsuneaki Iguchi, cựu thị trưởng của Ivanuma vào thời điểm xảy ra thảm họa, đã không rời khỏi nơi làm việc của mình trong 100 ngày, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nhanh chóng xây dựng lại phần khu vực trong thành phố bị phá hủy.
Sputnik

Phần lớn nhờ những nỗ lực của ông, thành phố Ivanuma bắt đầu hồi sinh nhanh hơn so với các khu  vực khác bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần.

Ông Iguchi hiện là giáo sư tại Đại học Tohoku Fukushi và chủ tịch Hiệp hội Công viên tưởng niệm “Đồi hy vọng thiên niên kỷ”. Công viên này tượng trưng cho sự hồi sinh của thành phố Ivanuma từ những đống đổ nát, hoang tàn sau động đất.

Tôi không thể tin ngay vào mắt mình, khi nhìn thấy sóng thần

Vào ngày xảy ra trận động đất, tôi có rất nhiều công việc phải làm. Sau khi dự lễ tốt nghiệp của học sinh trung học vào buổi sáng, tôi lái xe đến văn phòng tỉnh Miyagi, và khi đó tôi rơi vào trận động đất. Tôi quyết định trở về ngay vị trí của mình ở Ivanuma. Trên đường đi, tôi cảm thấy rung lắc mạnh và thấy ngói rơi từ nóc nhà xuống. Tuy nhiên, không có tòa nhà nào bị phá hủy hoàn toàn, và tôi hy vọng rằng lần này có thể  vượt qua mà không có thương vong về người”,- Tsuneaki Iguchi nhớ lại.

Tuy nhiên, hy vọng của Tsuneaki Iguchi đã không thành hiện thực. Cảnh báo về sóng thần lớn sau đó nhanh chóng được đưa ra.

Quá nhiều cảnh sát hy sinh trong khi làm nhiệm vụ di tản dân

Thống kê cho thấy: ở Ivanuma, 736 tòa nhà đã bị phá hủy hoàn toàn, trong số đó 724 tòa nhà bị hư hại do sóng thần. 180 cư dân đã thiệt mạng, hầu hết trong số đó là cảnh sát. Cho đến phút cuối cùng, nhân viên công lực đã giúp người dân sơ tán khỏi các khu vực thiên tai và chính bản thân  họ không kịp sơ tán.

«Tai nạn hạt nhân xảy ra đâu đó, còn thảm họa hạt nhân thì ở khắp nơi»
“Sóng thần ập đến thành phố Ivanuma một giờ sau khi trận động đất được công bố. Một điều kỳ diệu là tất cả các cụ già được cứu khỏi viện dưỡng lão nằm cạnh bãi biển. Có đủ thời gian để rời khỏi khu vực nguy hiểm, ngay cả đối với những người di chuyển bằng xe lăn. Tuy nhiên, nhiều cư dân từ chối di tản, họ cho rằng tổ tiên của họ chưa từng nhìn thấy sóng thần ở Ivanuma, nên giờ mọi chuyện sẽ ổn. Những người này đã trì hoãn việc sơ tán và khiến nhiều cảnh sát giúp họ thoát hiểm không còn khả năng tự thoát thân. Hậu quả là, nhiều cảnh sát thiệt mạng ở Ivanuma hơn ở Ishinomaki và Minamisanriku, nơi sự tàn phá của sóng thần lớn hơn nhiều ”,- Tsuneaki Iguchi nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Thành phố giữ kỷ lục về tốc độ phục hồi

Chính quyền thành phố Ivanuma đã hành động một cách có tổ chức, suôn sẻ và nhanh chóng, xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị sóng thần phá hủy.

“Điều quan trọng là phải đánh giá tình hình càng nhanh càng tốt, đưa ra quyết định và  phát mệnh lệnh chính xác”,- ông Iguchi nói.

Hơn nữa, Tòa thị chính Ivanuma cho rằng các trận động đất ở vùng sông nước của tỉnh Miyagi chắc chắn sẽ tiếp diễn và đã thực hiện một số biện pháp bảo vệ để củng cố các cơ sở đô thị quan trọng.

Cựu thị trưởng Ivanuma: hành động của người lãnh đạo trong trường hợp khẩn cấp -hậu quả và bài học từ thảm họa sóng thần
 “Việc tòa thị chính được xây dựng kiên cố và không bị sập cho phép quản lý chỉ đạo các hoạt động cứu hộ từ đó, thay vì biến các địa điểm chuẩn bị cho việc di dời dân thành trụ sở ứng phó khẩn cấp. Thông thường, chính quyền thành phố với mục đích bảo vệ người sơ tán sẽ tăng cường củng cố các tòa nhà mà họ sẽ tạm trú, còn các tòa nhà hành chính tiếp quản sau cùng. Tuy nhiên, sau trận động đất,nhận thức rõ rang: hoạt động đầy đủ của các cơ quan nhà nước là rất quan trọng.
Cư dân từ sáu khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã thành lập các nhóm do lãnh đạo chính quyền trực tiếp quản lý và nhận được sự hỗ trợ ngay lập tức từ chính quyền địa phương. Sự giúp đỡ từ nước ngoài cũng rất quan trọng. Tại các trung tâm sơ tán, phụ nữ và trẻ em cần được chú trọng nhiều nhất, nhưng ở Ivanuma, hơn một nửa số nhân viên thành phố chịu trách nhiệm về chỗ ở của những người phải di dời là phụ nữ, vì vậy cũng không xuất hiện vấn đề gì đặc biệt ở đây ”,- Tsuneaki Iguchi thuật lại.

Bài học từ trận động đất lớn ở Kobe: Không nên phân bổ nhà ở tạm thời bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên

Thành phố Ivanuma đã thu hút sự chú ý của công chúng không chỉ bởi sự phục hồi cực kỳ nhanh chóng. Chính quyền thành phố đã sử dụng một cách sơ tán dân cư độc đáo và rất hiệu quả. Lần đầu tiên, những người sơ tán chuyển đến những nơi định cư tạm thời với tư cách là cả cộng đồng. Cả nước Nhật Bản đã được giới thiệu làm quen với kinh nghiệm thành công này.

“Tôi nghe nói rằng trong trận động đất lớn ở Kobe, một người đàn ông đã tự tử, không thể chịu được sự cô lập, không có người thân quen. Để ngăn chặn điều này xảy ra ở Ivanuma, trong quá trình sơ tán, chúng tôi đã tái định cư người dân theo nơi cư trú trước đây của họ - những người từ một khu vực cộng đồng đến định cư trong khu vực lân cận. Họ biết nhau, có thể động viên cổ vũ nhau, lắng nghe lời phàn nàn hay hỗ trợ về mặt tinh thần cho người hàng xóm trong thời điểm khó khăn. Nếu bạn tuân thủ nguyên tắc "bình đẳng" và ngẫu nhiên chuyển đến nhà ở tạm thời, bạn sẽ không biết ai sẽ là hàng xóm của mình. Chúng tôi từ chối phương pháp này, vì vậy những nơi được phân bổ cho cộng đồng này hoặc cộng đồng kia được giải quyết dần dần, đôi khi trong vòng một tháng, nhưng điều này không gây ra những phàn nàn dù là nhỏ nhất từ ​​những người sơ tán”,-Tsuneaki Iguchi nói.

Thành phố hồi sinh thể hiện bộ mặt của mình với thế giới

Ông Iguchi nhận thấy sứ mệnh của mình là chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong các tình huống khẩn cấp, khi những người đứng đầu chính quyền địa phương thay đổi, và kinh nghiệm của cựu Thị trưởng Ivanuma có thể hữu ích cho họ trong tương lai.

Cựu thị trưởng Ivanuma: hành động của người lãnh đạo trong trường hợp khẩn cấp -hậu quả và bài học từ thảm họa sóng thần
“Trong trường hợp thông báo báo động, việc sơ tán công dân cần được bắt đầu ngay lập tức. Còi báo động có thể vang lên bất cứ lúc nào trong ngày, vì thiên tai không chọn thời điểm. Chính quyền nên rút kinh nghiệm trong quá khứ và trong trường hợp có báo động, hãy thông báo việc sơ tán hoàn toàn và vô điều kiện tất cả cư dân, không có ngoại lệ ”,- Tsuneaki Iguchi nói.

Theo sáng kiến ​​của cựu thị trưởng Ivanuma,  Công viên tưởng niệm “Đồi hy vọng thiên niên kỷ” được thành lập, là lời nhắc nhở về thảm kịch đã xảy ra - động đất và sóng thần khủng khiếp. Du khách đến thăm công viên sẽ được học về cách xử lý trong trường hợp xảy ra thiên tai. Công viên cũng tổ chức các hoạt động trồng cây mới để tạo “đê chắn sóng xanh” bảo vệ thành phố trước sóng thần.

Năm 1964, trong Thế vận hội Tokyo, Tsuneaki Iguchi tham gia rước đuốc Olympic. Lúc đó, ông mới 18 tuổi khi Iguchi cầm ngọn đuốc chạy qua các đường phố của Ivanuma, và ông không từ bỏ hy vọng tham gia vào cuộc rước đuốc Olympic mới vào mùa hè này, khi Nhật Bản một lần nữa sẽ đăng cai Thế vận hội Olympic. Bởi vì Công viên tưởng niệm Đồi hy vọng thiên niên kỷ là một phần của lộ trình tiếp sức này.

Thảo luận