«Tai nạn hạt nhân xảy ra đâu đó, còn thảm họa hạt nhân thì ở khắp nơi»
Vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân «Fukushima-1» xảy ra cách đây 10 năm đã trở thành biểu tượng đau buồn về sự thất bại của con người trước sức mạnh cuồng dã nguyên thuỷ không thể kiểm soát nổi của năng lượng hạt nhân. Trên Thang bậc sự kiện hạt nhân quốc tế (INES), tai nạn này ở mức độ 7 tối đa. Vụ tai nạn kéo theo những hậu quả lớn và nặng nề về kinh tế-xã hội và môi trường, khiến cho từ đó đến nay Nhật Bản vẫn chưa thể hồi phục được. Trên khắp thế giới, đã diễn ra sự thay đổi quan điểm, có cái nhìn khác trước về yêu cầu an toàn của các cơ sở điện hạt nhân.


Mời các bạn theo dõi bài viết của Sputnik về quá trình khôi phục các khu vực bị ảnh hưởng do sự kiện thảm khốc 10 năm trước, và xem còn những vấn đề nào cần giải quyết hiện nay.

Động đất
Trận động đất ngoài khơi bờ biển phía đông Honshu vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 kích hoạt bởi một trong những cơn địa chấn mạnh nhất ghi nhận trên Trái đất kể từ cuối thế kỷ 19, với cường độ 9 theo thước đo Richter.

Sóng thần

Dâng lên do cú chấn động kiến ​​tạo ở lòng sâu Thái Bình Dương, sóng thần cao tới 38 mét, tiến sâu nhiều km vào các tỉnh ven biển và cướp đi hàng nghìn sinh mạng con người.

Nạn nhân

Hậu quả của thảm hoạ là 15.896 người chết, 6.157 người bị thương và 2.536 người mất tích. Thiệt hại do động đất gây ra ước tính khoảng 309 tỷ USD. Tại nhà máy điện hạt nhân cho đến nay vẫn tiếp nối công việc xử lý hậu quả.

Tại cuộc họp báo ngắn hôm 4 tháng 3, ông Ono Akira đảm trách khâu thanh lý và tháo dỡ tại nhà máy điện bị tai nạn nói rằng việc loại bỏ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng khỏi các bể chứa ở tất cả các tổ máy điện (từ 1 đến 6) dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2031. Ông cũng cho biết, trong những năm gần đây, khối lượng nước thải ra hàng ngày có chứa nuclide phóng xạ trong khuôn viên của nhà máy điện hạt nhân «Fukushima-1» đã giảm gần 4 lần, từ 540 mét khối hồi tháng 5 năm 2014 còn 140 mét khối mỗi ngày vào năm 2020.

Trước đó, đã rõ về dự tính của Nhật Bản - tháo nước từ nhà máy điện hạt nhân cho đổ ra Thái Bình Dương sau khi đã sơ bộ lọc sạch các tạp chất phóng xạ còn sót lại, ngoại trừ tritium. Các chuyên gia Nhật Bản giải thích, sở dĩ cần làm như vậy do các bể chứa sẽ đầy ắp vào mùa hè năm 2022. Các chuyên gia cho rằng mức phóng xạ tritium sẽ trở nên an toàn nếu nước ô nhiễm được pha loãng với nước biển theo tỷ lệ 1:40.

Ông Sergei Florya
Chuyên gia của doanh nghiệp xử lý chất thải phóng xạ «RosRAO»
Chính phủ Nhật Bản đang đầu tư nguồn lực khổng lồ để loại bỏ hậu quả của vụ tai nạn, và với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực này, tôi có thể nói rằng hiện nay không tồn tại nguy hiểm bức xạ trên các bãi biển. Nước từ nhà máy điện hạt nhân bị tai nạn cũng không coi là chất phóng xạ, như chiểu theo luật của WHO, xác định lượng hạt nhân phóng xạ cho phép trong nước và tác động sinh học đối với con người.
Sẽ chỉ công nhận nước ở «Fukushima-1» là chất thải phóng xạ trong trường hợp hàm lượng tritium trong nước cao hơn gấp 10 nghìn lần so với hiện tại. Ngoài ra, ngay cả 1 tỷ khối nước thải ra với nền phóng xạ cao cũng chỉ là «giọt nước trong biển cả», các thành phần bất lợi của nó sẽ lập tức bị cuốn trôi ra đại dương bao la tuy ở dưới mức cho phép với chất độc hại.
Koji Suzuki lướt sóng trên bãi biển Suzuki, cách nhà máy điện hạt nhân «Fukushima» 30 km.
Ảnh: AFP/Charly Triballeau
Mặc dù việc xả nước từ các hồ chứa của nhà máy điện hạt nhân ra đại dương đã được công nhận là cách tiếp cận an toàn và tiết kiệm chi phí nhất, nhưng giải pháp này đang vấp phải nhiều chỉ trích từ các phía khác nhau. JF, tổ chức hợp nhất các hợp tác xã ngư nghiệp của Nhật Bản, tuyên bố với chính quyền rằng họ «cực lực phản đối» việc tháo nước ra biển. Hàn Quốc là nước đầu tiên thể hiện sự lo ngại và đòi Nhật Bản tiết lộ kế hoạch chi tiết. Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng rằng Nhật Bản sẽ «cung cấp toàn bộ thông tin một cách kịp thời, minh bạch» và Tokyo «sẽ thông qua quyết định trên cơ sở tham vấn với các nước láng giềng».

Ngư dân dỡ cá từ thuyền tại trung tâm chế biến hải sản ở Soma, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, năm 2019.
Ảnh: AP/Jae C. Hong
Nhật Bản không hoan nghênh các chuyên gia quốc tế đến địa điểm tai nạn để đánh giá tình hình. Nhà máy điện hạt nhân «Fukushima-1» vốn do tập đoàn lớn nhất ở Hoa Kỳ là General Electric thiết kế. Trong thời gian thảm họa kỹ thuật, như đã rõ, nguồn điện cần thiết để làm mát các lò phản ứng đã bị hư hỏng không hoạt động. Tôi không loại trừ rằng hiện diện của các chuyên gia từ các nước khác tại chủ thể Nhật Bản chỉ đơn giản là gây bất lợi cho Hoa Kỳ. Những thiếu sót mà họ chỉ ra có thể làm mất uy tín của General Electric, phơi bày điểm yếu kém của công nghệ Mỹ trong ngành hạt nhân.
Ông Sergei Gribalev
Trưởng phòng thí nghiệm môi trường của kiểm soát công cộng, Uỷ viên Hội đồng công cộng thuộc Bộ Tài nguyên LB Nga
Theo kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản, đến năm 2030, các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản sẽ chiếm 20-22% tổng sản lượng điện. Như vậy có nghĩa là sẽ phải có 20-30 tổ máy điện hạt nhân đi vào hoạt động. Trong khi đó, theo dữ liệu từ cuộc khảo sát do NHK tiến hành trước mốc đánh dấu 10 năm vụ tai nạn ở Fukushima, chỉ cả thảy 3% số người được hỏi đồng ý rằng trong tương lai số lượng nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản sẽ tăng lên, 29% hài lòng với tình hình hiện tại, còn 50% cho rằng cần giảm bớt số lượng nhà máy và 17% ủng hộ việc loại bỏ hoàn toàn các nhà máy điện hạt nhân.
Ông Vladimir Chuprov
Lãnh đạo chương trình năng lượng của tổ chức Greenpeace chi nhánh Nga
Người ta nói với chúng tôi rằng mức độ rủi ro chấp nhận được của các lò phản ứng hạt nhân mới sẽ thấp hơn 250 lần so với các cơ sở trước. Nhưng về nguyên tắc, không có rủi ro nào bằng 0: ngoài trục trặc kỹ thuật và lỗi sai của con người, còn rất nhiều yếu tố bên ngoài có thể dẫn đến vụ tai nạn nghiêm trọng như đã xảy ra vào tháng 3 năm 2011 tại Nhật Bản. Không thể loại trừ nguy cơ địa chấn, sóng thần, những cuộc tấn công khủng bố, rơi máy bay và UAV hay thiên thạch, vụ va chạm của nhà máy điện hạt nhân nổi với tàu ngầm hoặc tảng băng trôi, vụ cướp biển... Và không một công ty nào, không một chuyên gia nào của IAEA có thể đảm bảo tuyệt đối an toàn. Ngoài ra, sau một vài thập kỷ nữa, năng lượng thu được từ gió, mặt trời và các nguồn tái tạo khác sẽ có giá rẻ hơn nhiều so với năng lượng hạt nhân.
Hiện nay vẫn đang tiếp nối các công việc xử lý hậu quả tại nhà máy điện hạt nhân, và sẽ mất khoảng 40 năm để dỡ bỏ hoàn toàn. Bất kể thực tế là các chuyên gia đã cố gắng đóng được các tổ máy điện bị hư hỏng và hạn chế quy mô gây ô nhiễm môi trường, nhưng nguy cơ bùng phát làm tình hình trầm trọng thêm thì vẫn còn đó.

Theo dữ liệu từ cuộc khảo sát do NHK tiến hành, có ít nhất là 65% cư dân Nhật Bản không thấy tiến triển nào trong việc lọc sạch phóng xạ khỏi các khu vực bị thiệt hại của Fukushima. Ngoài ra, hầu như 1/3 số người được hỏi đều tuyên bố rằng trong tỉnh không có tiến bộ gì về chuyện khôi phục các khu vực bị ảnh hưởng do động đất và sóng thần.
Sau khi Thủ tướng Suga đưa ra tuyên bố hồi năm ngoái, rằng Nhật Bản dự kiến đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050, chính sách năng lượng của đất nước này đã có những thay đổi tổng thể. Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi, vì vậy tôi cho rằng Nhật Bản không nên dễ dàng từ bỏ năng lượng hạt nhân như một nguồn cung cấp quan trọng. Tuy nhiên, chuyện theo lý thuyết cần phải thế và cách mọi thứ diễn ra trong hiện thực lại là những thứ rất khác nhau. Và tôi nghĩ rằng tương lai của điện hạt nhân sẽ là viễn cảnh thật ảm đạm.

Ưu điểm chính của năng lượng hạt nhân là ở chỗ không phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, hiện nay, khi có thể đạt được không thải khí cacbonic nhờ sự trợ giúp của năng lượng nhiệt tạo ra từ amoniac, thì năng lượng hạt nhân đang mất dần «raison d'être» (ý nghĩa tồn tại) của nó. Ngoài ra, dưới góc độ quan điểm an toàn và khả năng điều chỉnh công suất đầu ra, năng lượng hạt nhân vẫn thua kém năng lượng nhiệt.
Ông Kikkawa Takeo
Thành viên Tiểu ban của Ủy ban Tư vấn về chính sách tài nguyên và năng lượng (cơ quan tư vấn của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản), Giáo sư ĐHTH Quốc tế Nhật Bản.
Ông Victor Murogov
Giáo sư Viện Năng lượng Nguyên tử Obninsk, LB Nga
Có một cách biểu đạt như sau: «Tai nạn hạt nhân xảy ra đâu đó, còn thảm họa hạt nhân thì ở khắp mọi nơi». Nếu nói về bài học của Fukushima, thì nguyên nhân của vụ tai nạn là do lỗi nhân sự, kết hợp với sai sót trong kết cấu thiết kế. Nhưng đó không phải là cái cớ để nói lời từ giã năng lượng hạt nhân, nếu tính đến chuyện có khoảng 100 nước trên thế giới đang phải nhập khẩu trên 50% nguồn năng lượng, còn khoảng 40 nước không có dự trữ năng lượng của riêng mình.
Vấn đề khác là điện hạt nhân không hoàn thành sứ mệnh được giao cho nó để thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Phần lớn các nhà máy điện hạt nhân đều được xây dựng trên cơ sở lò phản ứng nước-nước điều áp, tức là nguồn năng lượng mới này sử dụng trong chu trình nhiệt động hơi nước. Kết quả là, hiệu suất của năng lượng hạt nhân - 30% - vẫn chỉ ở mức của những năm 1960. Và đây là vấn đề còn cần tháo gỡ giải quyết mà không hề dễ dàng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала