Kết quả kỳ họp Quốc hội Trung Quốc ẩn chứa những nguy cơ, thách thức nào đối với Việt Nam

Kỳ họp thứ tư Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) khóa 13 vừa bế mạc tại thủ đô Bắc Kinh. Các quyết định của kỳ họp này có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á?
Sputnik

"Tuần hoàn kép" không gây nguy hiểm

Trong số các văn kiện đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội có Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) về phát triển kinh tế, xã hội đất nước và các mục tiêu dài hạn đến năm 2035. Văn kiện này phản ánh chiến lược "lưu thông kép" được thông qua vào tháng 5 năm ngoái, giúp tăng vai trò của thị trường nội địa. Một số người có thể nghĩ rằng, Trung Quốc sẽ từ bỏ ngoại thương và chuyển trục kinh tế tập trung thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Cuộc chiến giành đối tác Trung Quốc tại Đông Nam Á đang trở nên căng thẳng

Nhưng, đây là kết luận sai. Trung Quốc không có ý định từ bỏ thị trường nước ngoài và vay mượn công nghệ. Mặc dù vai mượn công nghệ sẽ không dễ dàng, vì xung đột với Hoa Kỳ có thể hạn chế khả năng của Bắc Kinh tiếp cận những công nghệ cao. Nhưng, Trung Quốc đã tìm cách thoát khỏi tình trạng này - kỳ họp Quốc hội đặt ra nhiệm vụ tăng cường khả năng tự cung tự cấp để cuối cùng thiết lập ngành công nghiệp tự chủ. Có lẽ điều này sẽ dẫn đến việc giảm nhập khẩu những đổi mới công nghệ từ Malaysia, Singapore và Thái Lan, nhưng, Trung Quốc sẽ không từ chối hoàn toàn các mối quan hệ thương mại và kinh tế với các nước ASEAN. Tại kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã nói rằng, cần phải cung cấp cho thị trường nước ngoài các sản phẩm dán nhãn "Made in China".

Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh Wang Yiwei cho rằng, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có thể thiết lập quan hệ đối tác trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và nền kinh tế xanh.

Trung Quốc bắt đầu đàm phán CPTPP
“Điều này đặc biệt đúng trong thời đại thương mại điện tử và dữ liệu lớn, bao gồm cả tiền tệ kỹ thuật số. Với dân số trẻ, Đông Nam Á có nhiều cơ hội thuận lợi để chuyển đổi kỹ thuật số và tái cơ cấu công nghiệp”, - ông Wang Yiwei nói với South China Morning Post.

Phát biểu tại kỳ họp Quốc hội, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã kêu gọi hoạt động tích cực hơn để thực hiện Sáng kiến ​​"Vành đai và Con đường", tham gia tích cực hơn vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Và Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, CHND Trung Hoa sẽ xem xét gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Sự tham gia vào ba nền tảng này sẽ "ép buộc" Trung Quốc, bất chấp chiến lược "tuần hoàn kép", phải tham gia vào thương mại và đầu tư quốc tế. Và hướng chính trong hoạt động ngoại thương và đầu tư của Trung Quốc sẽ là các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Nhân tiện, vào năm 2020, đầu tư của Trung Quốc vào nền kinh tế của các nước ASEAN đã tăng 76% và thương mại giữa CHND Trung Hoa và các nước ASEAN đạt 642 tỷ USD.

Quốc hội Trung Quốc thông qua quyết định gì về Biển Đông?

Trước thềm kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, các phương tiện truyền thông đưa tin về các tài liệu bị rò rỉ cho biết rằng, kỳ họp sẽ xem xét vấn đề chuẩn bị "Luật cơ bản về biển".

Chủ quyền nào của Trung Quốc trên Biển Đông?

Hiện vẫn chưa rõ chi tiết của tài liệu này, chỉ có một điều rõ ràng: vấn đề này được đưa vào chương trình nghị sự để trong tương lai chính quyền Trung Quốc có cơ sở pháp lý vững chắc giúp bảo vệ yêu sách của họ đối với các vùng biển xung quanh, kể cả trước tòa. Tại kỳ họp, một số đại biểu nói lên ý kiến ​​cho rằng, cần phải có luật như vậy để “bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển”. Trong khi chưa có luật như vậy, quân đội Trung Quốc đã yêu cầu tăng ngân sách quốc phòng, bởi vì cần tăng cường sức mạnh quân sự của CHND Trung Hoa, bao gồm cả ở Biển Đông.

Tất nhiên, bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền của mình. Nhưng, cũng có thể thấy rõ rằng, cuộc chạy đua vũ trang ở Biển Đông đang làm trầm trọng thêm căng thẳng ở đó.

Thảo luận