Hình ảnh các công ty Trung Quốc với tư cách là nhà đầu tư và nhà cung cấp công nghệ sản xuất tiên tiến ở Indonesia là rất cao, ông Wu Chunbo, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Nam Thái Bình Dương của Đại học Amoy South, đã giải thích như vậy khi trả lời phỏng vấn Sputnik.
Tổng thống Joko Widodo nghiêm khắc khiển trách các bộ trưởng vì chuyện công ty Trung Quốc đã bỏ qua Indonesia, khi quyết định chuyển hoạt động sang Đông Nam Á. Trong số 33 công ty Trung Quốc chuyển sang thị trường châu Á, có 23 công ty đã chọn Việt Nam và 10 công ty còn lại chọn Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Tổng thống Indonesia cho biết, hiện tại chưa có công ty nào chuyển đến Indonesia. Ông yêu cầu tất cả các bộ trưởng coi đây là vấn đề mà chính phủ cần giải quyết. Tổng thống kêu gọi các bộ trưởng không được quan liêu, và trên thực tế bắt buộc họ phải làm việc với các công ty Trung Quốc cho đến khi nào các khoản đầu tư của họ đổ vào Indonesia.
Tổng thống Joko Vidolo cho rằng Indonesia đang mất cạnh tranh với Việt Nam trong việc thu hút các công ty Trung Quốc do môi trường đầu tư không hoàn hảo. Tại Việt Nam, công ty Trung Quốc chỉ mất hai tháng để có được tất cả các giấy phép, trong khi ở Indonesia, để làm điều đó phải mất cả năm, Tổng thống than phiền.
Trong bài phát biểu tại cuộc họp chính phủ, ông Joko Widodo đã dẫn dữ liệu nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới. Báo cáo cho thấy các công ty Trung Quốc đã học được cách linh hoạt và nhanh chóng ứng phó với sự đổ vỡ của chuỗi cung ứng song phương và toàn cầu. Đây là một trong những hậu quả của cuộc chiến thuế quan của Mỹ với Trung Quốc. Vốn và công nghệ sản xuất của Trung Quốc không chỉ có nhu cầu tại nhiều quốc gia, mà các nước còn cạnh tranh khốc liệt với nhau trong việc thu hút các công ty Trung Quốc, chuyên gia Wu Chunbo nói.
Tổng thống Joko Vidodo là người ủng hộ sự cạnh tranh tối đa tại thị trường Indonesia. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga Alexei Drugov đã lưu ý về điều này. Chuyên gia lưu ý rằng Joko Vidodo bị chỉ trích vì mời gọi các công ty Trung Quốc, nhưng ông thực hiện đường lối của mình khá tự tin:
“Ông Widodo cho rằng việc phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc, thu hút vốn và công nghệ Trung Quốc sẽ góp phần vào sự ổn định các mối quan hệ cùng có lợi. Không phảingẫu nhiên mà Indonesia đang chứng tỏ mình là một trong những quốc gia có ảnh hưởng, và trong tương lai, trong những thập kỷ tới, họ mong muốn trở thành một quốc gia phát triển hơn nữa. Tổng thống Joko Widodo dự định sử dụng mâu thuẫn Trung-Mỹ để thu hút vốn Trung Quốc và đưa doanh nhân Trung Quốc đến Indonesia. Điều này chắc chắn có liên quan đến những rủi ro nhất định, nhưng Indonesia không có lựa chọn nào khác”.
Trong giai đoạn gia tăng lo ngại về hậu quả toàn cầu mà cuộc chiến thương mại Mỹ với Trung Quốc mang lại, các nước châu Á hàng đầu đang cố gắng đa dạng hóa quan hệ kinh tế, đặc biệt, Hàn Quốc đang tích cực làm như vậy. Tổng thống Moon Jae Ying đã đến thăm Thái Lan, Myanmar và Lào trong tuần này. Một số thỏa thuận mang tính bước ngoặt đã được ký kết, đặc biệt là thỏa thuận hỗ trợ 1 tỷ đô la cho Myanmar.
Chuyến đi đã đưa ra một tín hiệu chính trị mới cho sự phát triển thị trường ASEAN bởi các công ty Hàn Quốc. Rõ ràng, sự cạnh tranh của họ với các công ty Trung Quốc và Nhật Bản có thể gia tăng. Như vậy, cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã nâng cao vị thế của Đông Nam Á trong quan hệ sản xuất toàn cầu.