Đây là thời điểm ‘chín muồi’ để quy hoạch lại 2 bờ sông Hồng

HÀ NỘI (Sputnik) - Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính: 'Hà Nội đang nắm trong tay nhiều cơ hội để quy hoạch 2 bờ sông Hồng. Nếu không phải bây giờ thì còn chờ đến lúc nào nữa?'
Sputnik

Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính bày tỏ niềm vui, khi UBND Hà Nội đã trình Thường trực Thành ủy đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng. Dự kiến Quy hoạch sẽ được phê duyệt vào tháng 6, qua đó sẽ giải quyết dứt điểm những vấn đề dân sinh bức xúc và tạo dựng tiền đề để TP xây dựng một trục không gian cảnh quan xanh, đô thị sinh thái tại 40 km ở 2 bờ sông. Ông Chính nói:

"Phân khu đô thị sông Hồng sẽ là một điểm tựa vững chắc để thành phố bứt phá về kinh tế - xã hội, giải quyết dứt điểm bài toán dân sinh và mở ra một giai đoạn phát triển mới cho đô thị thủ đô”.

Sông Hồng sẽ được quy hoạch theo hướng đô thị sinh thái

Thay vì quy hoạch theo hướng đô thị cao tầng, Ban Cán sự Đảng UBND TP chọn hướng phát triển phân khu sông Hồng thành một trục cảnh quan không gian, đô thị sinh thái, làm nổi bật nét riêng, đặc thù về văn hóa, lịch sử của thủ đô. Bởi, Sông Hồng là trục bố cục cảnh quan quan trọng của Hà Nội, vì thế, quy hoạch tổng thể Hà Nội cần phát triển với bộ khung đô thị là những tuyến giao thông bắc - nam qua sông Hồng và các trục hướng tâm kết nối với các đường vành đai TP.

Lấy nước sông Hồng ‘hồi sinh' sông Tô Lịch, các chuyên gia nói gì?

Nếu như cách đây nửa thế kỷ, sông Hồng sở hữu một đẹp và thơ mộng, thì sau đó do quá trình đô thị hóa quá nhanh, công tác quản lý thiếu chặt chẽ, cùng với sự dịch chuyển dân cư 2 bên bờ sông mỗi khi lũ lụt làm rối loạn trật tự xây dựng, nhà cửa tạm bợ, xập xệ. Con sông với chiều dài 40 km chảy các quận lớn như Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, nhưng khu dân cư ven sông rất lộn xộn, mất mỹ quan. Trên thực tế, lãnh đạo thành phố đã nhìn ra vấn đề và đặt mục tiêu phát triển hết tiềm năng con sông đoạn chảy qua Hà Nội. Nhưng do trước đây nguồn lực, công nghệ và điều kiện lúc đó chưa cho phép nên chưa thể thực hiện.

Năm 2006, các chuyên gia của Hàn Quốc từng đến khảo sát và đưa ra ý tưởng quy hoạch 2 bên sông thành đô thị dân cư. Tại thời điểm đó, Hà Nội chỉ có diện tích hơn 900 km2, với mục tiêu của quy hoạch là tạo thêm quỹ đất xây nhà cao tầng, phía Hàn Quốc muốn xây dựng đô thị ở cả 2 bên bờ và bãi giữa sông Hồng. Tuy nhiên, sau khi sát nhập các tỉnh lân cận, diện tích Hà Nội tăng lên 3.344 km2, thì việc tập trung xây nhà cao tầng 2 bên bờ sông Hồng là không phù hợp. Phát biểu về vấn đề này, ông Chính thẳng thắn:

Chuyên gia: Bơm nước từ sông Hồng 'giải cứu' sông Tô Lịch là một sai lầm

“Nhìn vào trong thành phố thì nhà cao tầng lấp lánh, tráng lệ mà cuộc sống người dân ven sông còn khổ sở, vất vả như vậy thì đâu thể xứng làm đô thị dẫn đầu cả nước được...Vì vậy, theo tôi, việc không áp dụng quy hoạch của Hàn Quốc lúc đó là một điều may mắn”.

Sông Hồng một trục cảnh quan không gian mặt nước, cây xanh vừa mang tính biểu tượng, vừa mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Chính vì thế, việc giới hạn quy hoạch trong sông là phù hợp trong giai đoạn phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của thủ đô.

Thảo luận