Đại dịch COVID-19

Vì sao Việt Nam lại nhập nhiều loại vaccine Covid-19 từ trên thế giới về?

HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam đang có 117.600 liều vaccine AstraZeneca và 1.000 liều vaccine Sputnik V và 2 loại vaccine 'Made in Vietnam' đang được thử nghiệp. Bộ Y tế cũng làm việc để mua vaccine của Pfizer, Johnson & Johnson, Modema, Quỹ đầu tư Nga (Sputnik-V)...Tại sao Việt Nam lại cần nhiều nguồn cung vaccine đến vậy?
Sputnik

Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng, chống Covid-19 vào sáng 17/03, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long vừa cho biết Bộ Y tế đang làm việc với Pfizer và dự kiến hãng này có thể cung cấp 30 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam trong năm 2021. Theo ông Long, trong nỗ lực đàm phán với các công ty khác nhau để đa dạng hóa nguồn cung vaccine Covid-19. Ngoài AstraZeneca và Pfizer, Bộ Y tế cũng làm việc để mua vaccine của Johnson & Johnson, Modema, Quỹ đầu tư Nga (Sputnik-V)...

Niềm kì vọng xuất khẩu vắc-xin ngừa Covid-19 'Made in Vietnam' ra thế giới liệu có thành?

Đồng thời, Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy tiếp độ nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước, với dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2022. Lãnh đạo Bộ Y tế nhận định, tuy năm 2021, tiêm chủng vaccine đang được triển khai rất khẩn trương nhưng cuộc chiến chống đại dịch vẫn chưa có điểm kết thúc, do có nhiều chủng mới nguy hiểm hơn của virus đã xuất hiện... Tình hình dịch ở Việt Nam đã cơ bản được kiểm soát và ngăn chặn lây lan trên diện rộng, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch luôn thường trực, đặc biệt đối với các đô thị lớn và vẫn nguy cơ xâm nhập dịch bệnh do tình trạng nhập cảnh trái phép.

Chính vì thế, Bộ Y tế kiến nghị tiếp tục kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn vừa qua, là "ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch". Song song đó vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

“Hộ chiếu vaccine” không là “bùa hộ mệnh toàn năng”

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang có 117.600 liều từ lô vaccine AstraZeneca đầu tiên và 1.000 liều vắc xin Sputnik V vừa được Chính phủ Nga hỗ trợ không hoàn lại. Dự kiến Việt Nam sẽ tiếp nhận hơn 5 triệu liều AstraZeneca trong tháng 3, 4 từ các nguồn viện trợ của Covax, UNICEF và hợp đồng mua thông qua Công ty Cổ phần vacxin Việt Nam (VNVC). Trong năm 2021, Việt Nam dự kiến tiếp nhận 60 triệu liều vaccine AstraZeneca.

Về cung ứng vắc xin ‘Made in Vietnam’, hiện cũng đang được tích cực thử nghiệm vaccine trong nước. Hôm 15/03, sáu người tình nguyện đầu tiên đã được tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 thứ hai của Việt Nam là Covivac. Trước Covivac, Công ty Nanogen đưa vaccine Nanocovax vào thử nghiệm lâm sàng tháng 12/2020, hiện đã ở giai đoạn hai. Hôm 9/3, toàn bộ 560 người tình nguyện đã tiêm liều thứ nhất Nanocovax giai đoạn hai.

Vì sao Việt Nam cần nhiều nguồn vắc xin khác nhau?

Trước khi lô vắc xin đầu tiên về Việt Nam, PGS.TS Trần Đắc Phu, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế), cho biết các loại vaccine khi về Việt Nam, đều được thử nghiệm đánh giá an toàn.

Bộ Y tế yêu cầu điều tra nguyên nhân các ca phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin AstraZeneca

Tuy nhiên, bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và đây là tình huống khẩn cấp nên Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị để tiêm vaccine này cho các đối tượng ưu tiên, đối tượng nguy cơ theo đúng kế hoạch. Ông Phu cho hay vấn đề vaccine ngừa COVID-19 được Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế thực hiện phối hợp với Cục Quản lý Dược cấp phép, lên kế hoạch phân phối và Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo theo dõi đánh giá hiệu quả. PGS Phu khẳng định:

"Chúng ta sẽ không phải tiêm ồ ạt và không theo dõi. Đây là cách làm khôn ngoan, vừa chống dịch vừa kiểm soát độ an toàn để đảm bảo đưa vaccine ngừa COVID-19 an toàn nhất cho người dân".

Cụ thể như những dẫn chứng ở những nước đã tiêm vaccine  ngừa COVID-19 trên diện rộng như Israel, ông Phu cho hay nước này hiện vẫn khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, các biện pháp khử khuẩn và giữ khoảng cách… ông Phu nói thêm:

Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo mua bán vaccine Covid-19 giả mạo

"Virus SARS-CoV-2 lây theo giọt bắn, do đó, đây vẫn luôn là các biện pháp phòng dịch hữu hiệu đầu tiên. Phải hiểu rõ vaccine khi tiêm vào sẽ không tạo miễn dịch ngay và đặc biệt còn phòng ngừa biến chủng virus, hướng tới miễn dịch cộng đồng với 70% dân số".

Về khả năng ứng phó các tai biến tiêm chủng có thể xảy ra khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng việc đánh giá hiệu quả, độ an toàn, liều lượng tiêm đang tuân theo các thông báo Tổ chức Y tế thế giới hoặc các cơ quan y tế quốc tế có thẩm quyền. Việt Nam đang cho phép nhập khẩu và lưu hành, triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong điều kiện khẩn cấp để phòng chống dịch bệnh. Do vậy, việc đánh giá, dự báo khả năng xảy ra tai biến tiêm chủng cũng như hiệu quả của vaccine phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Thảo luận