- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo mua bán vaccine Covid-19 giả mạo

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNVaccine được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, đảm bảo an toàn cho công tác tiêm chủng.
Vaccine được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, đảm bảo an toàn cho công tác tiêm chủng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Đăng ký
Bộ Y tế Việt Nam lên tiếng cảnh báo về việc mua bán vaccine Covid-19 AstraZeneca, Moderna, Pfizer, Sputnik V giả mạo.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế Việt Nam đã chỉ đạo tăng tốc triển khai tiêm ngừa vaccine Covid-19. Một số phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca được ghi nhận tại Hà Nội, Gia Lai đều đã ổn định.

Bộ Y tế cảnh báo mua bán vaccine Covid-19 giả mạo

Ngày 10/3, Bộ Y tế Việt Nam cho hay, theo thông tin từ Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol, hiện Cảnh sát Trung Quốc và Nam Phi đã phát hiện, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan đến việc buôn bán vaccine Covid-19 giả mạo.

Cùng với đó, Interpol cũng nhận thêm nhiều báo cáo về việc phân phối vaccine chống coronavirus giả, nhiều hoạt động lừa đảo liên quan đến chế phẩm vaccine nhắm vào cơ quan y tế các nước.

Vaccine được đảm bảo đúng quy định khi tiêm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Nhân viên y tế Việt Nam kể triệu chứng sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho hay, thời gian qua, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nộp hồ sơ đăng ký, liên hệ với Bộ Y tế để chào bán cũng như đề xuất cung ứng vaccine Covid-19 của các nhà sản xuất dược phẩm nổi tiếng thế giới như AstraZeneza, Moderna…

Tuy nhiên, Bộ Y tế khẳng định, qua quá trình xác minh thông tin, các nhà sản xuất vaccine này hiện chưa hề có động thái ủy quyền, ủy thác với các cá nhân, hay tổ chức đã liên hệ.

Liên quan đến vấn nạn vaccine Covid-19 giả mạo, hôm 1/3/2021, hãng dược AstraZeneca đã có thông cáo khẳng định ngoài Chương trình Covax, Quỹ Nhi đồng LHQ  Unicef, Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC), hãng dược trên không hề có ủy quyền cho bất kỳ công ty, tổ chức hay cá nhân nào khác cung cấp vaccine Covid-19 của doanh nghiệp này tại Việt Nam.

Cũng giống như AstraZeneca, hãng Moderna của Mỹ cũng nêu rõ chưa hề ủy quyền, ủy thác cho bất cứ bên thứ ba nào về việc đăng ký bán hàng, nhập khẩu vaccine Covid-19 cho Chính phủ Việt Nam thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, các hãng sản xuất vaccine khác như Pfizer, Johnson and Johnson đều có công ty, chi nhánh đại diện ở Việt Nam.

Về vaccine Sputnik V của Nga, Đại sứ quán Nga tại Việt Nam cũng khẳng định chắc chắn rằng, việc mua bán, nhập khẩu, hợp tác liên quan đến vaccine của Nga đều cần trao đổi trực tiếp với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga RDIF.

Ngoài ra, các chế phẩm chống coronavirus của các nước Trung Quốc, Ấn Độ cũng chỉ được mua, nhập khẩu khi được Chính phủ các nước phê duyệt. Theo thông tin từ OLAF – Cơ quan Chống gian lận châu Âu, hiện nay, có nhiều hãng, tổ chức và cả nhân tính đến cả việc lừa gạt các nước thành viên EU.

Họ tự nhận là đại diện thương mại cho các nhà sản xuất vaccine và tuyên bố sở hữu hoặc có quyền tiếp cận vaccine phòng Covid-19 để mời chào bán sản phẩm, thậm chí còn chào bán số lượng lớn vaccine phòng Covid-19. Các đối tượng xấu sẵn sàng cung cấp một lượng hàng mẫu để ký kết, nhận tiền đặt cọc và sau đó chiếm dụng hoặc cung cấp các lô vaccine Covid-19 giả mạo.

Nhân viên y tế tham gia trực tiếp công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn được tiêm vaccine phòng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Vắc xin ngừa Covid-19: TP HCM một mình một chiến tuyến?

Trước tình hình này, Bộ Y tế Việt Nam nhấn mạnh, để đảm bảo việc tiếp cận nguồn vaccine cho Việt Nam, Bộ khuyến khích tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác cung cấp vaccine phòng Covid-19 trên thế giới để nhập khẩu vaccine về sử dụng trong nước theo Nghị quyết số 21 của Chính phủ ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng dịch bệnh.

Bộ đề nghị các cơ quan tổ chức khi có các thông tin, đề nghị hợp tác về vaccine Covid-19 thì nên thận trọng, chủ động xác thực, kiểm chứng thông tin, đảm bảo an toàn pháp lý, tài chính và thương mại.

“Trong trường hợp cần thiết, có thể đề nghị các cơ quan chức năng (Bộ Y tế, Bộ Công an, Cơ quan ngoại giao, Thương mại…) giúp xác minh thông tin liên quan đến việc cung cấp vaccine Covid-19”, Bộ Y tế nêu rõ.

Ngoài ra, việc đàm phán, mua vaccine cũng nên được thông báo cho Bộ Y tế để đảm bảo việc nhập khẩu, sử dụng cũng như điều hành nguồn và tổ chức tiêm chủng.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đề nghị tăng cường việc chia sẻ thông tin để chủ động phòng chống các hoạt động giả mạo trong cung ứng, mua bán vaccine.

Bộ Y tế Việt Nam chỉ đạo tăng tốc tiêm vaccine Covid-19

Ngày 10/3, Bộ Y tế có buổi làm việc với đại diện Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Tham gia buổi làm việc có ông Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.

Công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại khách sạn Somerset Westpoint, số 2 đường Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, nơi người đàn ông quốc tịch Nhật Bản tử vong được đảm bảo an toàn, đúng quy định. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Từ 11/03, Hà Nội xét nghiệm Covid-19 cho khoảng 4.000 người có nguy cơ lây nhiêm

Tại đây, ông Việt đã biểu dương ngành y tế, đặc biệt là Bộ Y tế vì đã có những đóng góp, tham mưu tích cực và triển khai thành công chiến dịch phòng, chống dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua.

“Tôi mong rằng, đất nước ta sẽ tiếp tục có những hành động thiết thực trong phòng, chống dịch Covid-19. Chúng ta “chống dịch như chống giặc”, do vậy, khi giặc đã tới nơi nếu chúng ta làm không cụ thể thì sẽ không thể thành công”, ông Việt phát biểu.

Suốt hơn 1 năm qua, Đảng ủy Bộ Y tế đã cùng với Ban cán sự Đảng tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Ngành y chiếm vai trò quan trọng trong việc tham mưu và tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch chủ động, cao hơn mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo số liệu báo cáo, Việt Nam là nước đầu tiên thực hiện khai báo y tế bắt buộc với người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch. Các nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh được áp dụng triệt để, quyết liệt, bao gồm: ngăn chặn xâm nhập, phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch, truy vết người nghi nhiễm bằng cả biện pháp thủ công và ứng dụng công nghệ.

Thông tin dịch bệnh được phổ biến công khai, minh bạch. Công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch thực sự tỏ ra hiệu quả. Việt Nam áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, bắt buộc đeo khẩu trang, tiến đến xây dựng trạng thái “bình thường mới”.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 4 tiểu ban phục vụ Đại hội đã được thiết lập, gồm: Tiểu ban văn kiện Đại hội, Tiểu ban nhân sự Đại hội, Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội và Tiểu ban phục vụ Đại hội.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ, ngành y tế đã cùng tất cả các bộ, ngành, các cơ quan và toàn dân triển khai các hoạt động chống dịch Covid-19 thành công.

Song song với công tác phòng chống dịch, ngành y tế cũng có rất nhiều đổi mới trong năm vừa qua. Có chương trình đổi mới chỉ diễn ra trong 45 ngày như việc triển khai 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh từ xa. Dự án này đến nay đã phát huy hiệu quả rất tốt, rất khả quan.

Thời gian tới, Bộ Y tế hướng đến mục tiêu lớn là làm sao 100% các cơ sở y tế trên toàn quốc phải được kết nối với hệ thống khám chữa bệnh từ xa, nhằm nâng cao chất lượng y tế tuyến cơ sở. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế cũng đã thiết lập hệ thống điều trị toàn tuyến, hội chẩn trực tuyến trong điều trị Covid-19.

Tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 cho những người được ưu tiên đợt 1. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Việt Nam ghi nhận thêm 12 ca mắc Covid-19 mới

Theo ông Long, lãnh đạo Bộ Y tế thống nhất rằng năm nay 2021 sẽ là năm bản lề trong việc đổi mới mạnh mẽ tất cả các hoạt động của ngành y tế. Các đổi mới đó bao gồm từ công tác khám, chữa bệnh, y tế dự phòng, đào tạo, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực y tế có chất lượng và cạnh tranh với các nước.

Một vấn đề khác cần chú trọng trong thời gian tới là đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, cấp phép, đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Bộ Y tế đã khai trương Cổng công khai y tế. Bộ đã công khai 62.000 loại thuốc, 40.000 trang thiết bị và hơn 90.000 kết quả đấu thầu.

Ngoài ra, giá dịch vụ y tế cũng được công khai nhằm tăng cường sự giám sát của các cơ quan cũng như của người dân với các dịch vụ, hướng tới một nền y tế công khai, minh bạch và hiệu quả.

Trong giai đoạn này, ngành y tế đang tập trung vào chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19. Sau 2 ngày tiêm đầu tiên, đã có 522 người được tiêm chủng.

“Trong đó, một số trường hợp có phản ứng sau tiêm nhưng hiện đều đã ổn định. Bộ đã chỉ đạo tăng tốc quá trình tiêm chủng sau những khó khăn, bỡ ngỡ thời gian đầu, nhằm đảm bảo tiêm kịp thời và đảm bảo số lượng tiêm”, ông Nguyễn Thanh Long nói.

Bộ Y tế Việt Nam cũng nỗ lực để có đủ vaccine cho tất cả người dân thông qua các nguồn cung vaccine của các tổ chức, cũng như tiến hành mua vaccine nước ngoài.

Phản ứng nhẹ sau tiêm vaccine Covid-19 là “bình thường”

Tại Việt Nam đã ghi nhận một số phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

Theo đó, ngày 10/3, BS. Trần Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn đã thông tin về tình hình sức khỏe của các cán bộ y tế bệnh viện sau khi được tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

Bệnh nhân chờ tiêm vaccine ngừa Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Vắc xin ngừa COVID-19: Việt Nam mong muốn tạo được miễn dịch cộng đồng

Trong số 36 cán bộ y tế của bệnh viện tiêm vaccine phòng Covid-19 ngày 9/3, có 10 nhân viên y tế ghi nhận triệu chứng sốt nhẹ, đau mỏi cơ sau tiêm. Các phản ứng được ghi nhận sau khi tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca gồm sốt nhẹ 37,5 độ, đau mỏi cơ, đau tại vị trí tiêm. Những người bị sốt sau tiêm được theo dõi sức khỏe tại nhà. Các trường hợp còn lại đã quay trở lại làm việc bình thường.

Đại diện Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, các y bác sĩ được tiêm đều phấn khởi, yên tâm, tin tưởng vào tác dụng bảo vệ của vaccine. Các nhân viên y tế cũng được khám sàng lọc, đánh giá sức khỏe và được tiêm chủng theo quy trình chặt chẽ.

Đến nay, các phản ứng ghi nhận sau tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca thời gian qua đều là phản ứng thông thường đã được khuyến cáo như: Đau cơ, mệt mỏi, sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng đau tại chỗ tiêm, buồn nôn…

© Ảnh : Quang Thái- TTXVNCông tác tư vấn cho các trường hợp tiêm vaccine phòng COVID-19 được thực hiện bài bản, đúng quy trình.
Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo mua bán vaccine Covid-19 giả mạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Công tác tư vấn cho các trường hợp tiêm vaccine phòng COVID-19 được thực hiện bài bản, đúng quy trình.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, đây là lần đầu tiên Hà Nội triển khai tiêm vaccine phòng chống Covid-19.

“Yêu cầu cao nhất là phải đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng. Mọi điểm tiêm chủng đều có mô hình, kịch bản, lịch tiêm cụ thể. Ngành y bố trí đầy đủ lực lượng nhân viên y tế. Các kíp cấp cứu ở các bệnh viện hạng 1 cũng xuống các phòng khám đa khoa khu vực để hỗ trợ trong trường hợp cần thiết”, bà Hà nhấn mạnh.

Trong khi đó tại Gia Lai, sau khi tiêm vaccine Covid-19 cho hơn 90 người thì có một số người bị phản ứng phụ. Theo Giám đốc Bệnh viện Dã chiến tỉnh Gia Lai Nguyễn Tấn Phúc, ngày 9 – 10/3, Bệnh viện đã tiến hành phối hợp để tiêm vaccine Covid - 19 cho hơn 90 nhân viên y tế.

Sinh viên đăng ký làm thủ tục lấy mẫu xét nghiệm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2021
Hải Dương ghi nhận thêm ca mắc Covid-19, bắt đầu tiêm vắc-xin từ ngày 8/3

Trong đó có 61 người nhân viên y tế thuộc Bệnh viện Dã chiến Gia Lai và còn lại là nhân viên y tế ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, lực lượng tuyến đầu chống dịch. Theo ghi nhận, trong số những người tiêm hiện có 10 người gặp những phản ứng sau khi tiêm.

“Đa số các triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, sốt, buồn nôn… Tuy nhiên, sau khi theo dõi thì sức khỏe của các nhân viên y tế đều đã trở lại bình thường và được xuất viện”, BS. Phúc cho biết.

Về trường hợp nữ điều dưỡng có tiểu sử hen phế quản bị phản ứng phụ nặng, ở cấp độ 2, bị tê quanh miệng, nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở, đội phản ứng cấp cứu đã kiểm tra sức khỏe như dự tính. Đến chiều qua, sức khỏe bệnh nhân ổn định trở lại. Sáng nay, xe bệnh viện đưa điều dưỡng về nhà nghỉ ngơi.

Theo đại diện ngành y tế Gia Lai, có 9 người bị phản ứng nhẹ, cấp 1, sau 10p – 1h bắt đầu xuất hiện triệu chứng khó chịu ở vùng da, sau đó trở lại bình thường.

“Đây cũng là những triệu chứng, phản ứng thường thấy khi tiêm vaccine. Nên cũng không phải lo lắng nhiều. Trước khi tiêm, bệnh viện đã chuẩn bị các phương án để kịp thời xử lý các trường hợp phản ứng với vaccine Covid – 19”, ông Phúc nêu rõ.
Việt Nam phát hiệm thêm 1 ca mắc Covid-19 ở Hải Dương và 2 ca nhập cảnh

Trong ngày hôm nay 10/3, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc mới Covid-19, trong đó có 1 ca ghi nhận tại Hải Dương và 2 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Bệnh nhân chờ tiêm vaccine ngừa Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2021
Cận cảnh những mũi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam

Như vậy, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có tổng cộng 1588 ca lây nhiễm trong nước, trong đó số ca mắc mới từ ngày 27/1 đến nay là 895 ca. Hải Dương vẫn là địa phương ghi nhận nhiều ca nhất với 711 ca.

Trong 3 ca mắc mới trong ngày hôm nay 10/3 là các bệnh nhân số 2527, 2528 và 2529. Trong đó, 1 ca bệnh được ghi nhận tại Hải Dương và 02 ca được cách ly ngay sau nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh và Long An.

Ca bệnh tại Hải Dương là bệnh nhân số 2528, được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc những người có nguy cơ cao. Trường hợp này đã được cách ly từ ngày 08/3/2021. Bệnh viện Dã chiến số 3 - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cơ sở 2 đang điều trị cho bệnh nhân này.

Bệnh nhân 2527 là nữ, 31 tuổi, quốc tịch Việt nam, địa chỉ tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Bệnh nhân khởi hành từ Dubai quá cảnh Singapore, sau đó nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất hôm 07/03/2021, được đưa đi cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh. Ngày 09/03/2021, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.

© Ảnh : Đinh Tuấn - TTXVNLực lượng y tế phun khử khuẩn xung quanh nhà bệnh nhân 2063 ở xã Yên Phú.
Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo mua bán vaccine Covid-19 giả mạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Lực lượng y tế phun khử khuẩn xung quanh nhà bệnh nhân 2063 ở xã Yên Phú.

Bệnh nhân 2529, là nam, 55 tuổi, là chuyên gia mang quốc tịch Philippines. Bệnh nhân từ Philippines nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 24/02/2021, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Long An. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 10/03/2021 xác định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh viện Đa khoa Long An đang điều trị cho bệnh nhân này.

Trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 hiện là 48 ca, số ca âm tính lần 2 là 42 ca, số ca âm tính lần 3 là 118 ca.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала