Việt Nam chuẩn bị áp dụng hộ chiếu vaccine từ tháng 4, lưu ý về việc tiêm AstraZeneca

Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các bộ, ngành, nhà mạng di động lớn cho biết hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên quan đến hộ chiếu vaccine đối với người nước ngoài sẽ được hoàn thiện và sẵn sàng triển khai từ tháng 4/2021.
Sputnik

Đại diện Bộ Y tế khẳng định, các điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 đều thực hiện nghiêm hướng dẫn an toàn của Bộ Y tế. Tỷ lệ phản ứng sau khi tiêm AstraZeneca đều trong ngưỡng cho phép của nhà sản xuất.

Bộ Y tế chiều nay thông tin cho biết, Việt Nam chỉ ghi nhận thêm một ca Covid-19 mới là người nhập cảnh.

TP.HCM có thêm 1 ca Covid-19 mới

Theo bản tin phát lúc 18h ngày 19/3 của Bộ Y tế, Việt Nam vừa phát hiện thêm một ca dương tính với coronavirus mới tại TP.HCM.

Thông tin về ca bệnh mới (bệnh nhân 2571), Bộ Y tế cho hay, đây là người đàn ông 49 tuổi, có địa chỉ ở phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.

Hải Dương thu gần 1,7 tỷ đồng tiền phạt từ những vi phạm phòng, chống dịch Covid-19

Người đàn ông này bay từ Mỹ, quá cảnh ở Hàn Quốc, nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất hôm 10/3 và được cách ly ngay sau nhập cảnh tại TP.HCM.

Ngày 17/3/2021, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với nCoV. Hiện bệnh nhân được cách ly và điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

Như vậy, tính đến đến chiều 19/3, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2.571 ca mắc Covid-19, trong đó có 1.601 ca lây nhiễm trong nước.

Riêng từ thời điểm tái bùng phát dịch Covid-19 đến nay ở Việt Nam (từ 27/1 đến nay) tại 13 tỉnh, thành phố ghi nhận 908 ca lây nhiễm cộng đồng, trong đó Hải Dương là địa phương có nhiều ca dương tính nhất với 724 người.

Tính đến ngày 19/3, Việt Nam đã chữa khỏi 2.198 bệnh nhân Covid-19. Ngoài ra, trong số các bệnh nhân đang điều trị, đã có 118 người âm tính với nCoV từ 1-3 lần. Trong đó, 37 ca âm tính lần 1, 18 ca đã âm tính lần hai và 63 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính 3 lần liên tiếp, chuẩn bị được xuất viện.

Việt Nam chuẩn bị áp dụng hộ chiếu vaccine vào tháng 4?

Sáng 19/3, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 tiến hành họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Việt Nam chuẩn bị áp dụng hộ chiếu vaccine từ tháng 4, lưu ý về việc tiêm AstraZeneca

Tại cuộc họp, thường trực Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo, ý kiến của các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các nhà mạng về công tác chuẩn bị về hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu, đề xuất chính sách, hướng dẫn cụ thể để thực hiện chủ trương “visa vaccine” trong thời gian tới, khi điều kiện của Việt Nam cho phép, với tinh thần thực hiện mục tiêu kép nhưng bảo đảm an toàn là trên hết.

Đã rõ vì sao Việt Nam không ‘quay lưng’ với AstraZeneca

Phát biểu tại cuộc họp, ông Lưu Thế Anh, Phó Giám đốc Trung tâm giải pháp Y tế, Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel cho hay, đơn vị này đang kết hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành thực hiện rà soát và triển khai giải pháp “hộ chiếu vaccine”.

Theo đó, đối với người dân Việt Nam, hộ chiếu vaccine là thông tin tiêm chủng sẽ được tích hợp vào hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, thực hiện liên thông với cơ sở dữ liệu công dân, tạo điều kiện thuận lợi trong tiêm chủng, giúp kiểm soát việc đi lại, di chuyển trong tình hình có dịch sau này một cách thống nhất, thuận lợi.

Sau khi tiêm vaccine Covid-19, người dân sẽ được cấp chứng nhận tiêm và mã QR-Code xác nhận.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết thêm tới đây, khi đi tiêm chủng, người dân phải tải ứng dụng hồ sơ điện tử, khai báo lại thông tin cần thiết.

Việt Nam chuẩn bị áp dụng hộ chiếu vaccine từ tháng 4, lưu ý về việc tiêm AstraZeneca
“Cơ sở y tế quét mã QR-code thay vì thực hiện thao tác trên giấy cũng như thông tin cho người dân về vaccine, điều khoản tiêm chủng… Sau đó, người dân được khám sàng lọc, tiêm, theo dõi sau tiêm và hoàn thành quy trình tiêm”, người đứng đầu Bộ Y tế cho biết.

Nhờ đó, Cơ quan quản lý nắm bắt thông tin số liệu nhằm phục vụ việc triển khai chương trình tiêm vaccine Covid-19 và được cung cấp công cụ giám sát thông tin người dân đã tiêm vaccine chống coronavirus.

Đại diện Viettel cũng cho hay, khi đi tiêm, người dân cần mang theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ thẻ bảo hiểm y tế. Trước khi tiêm, bác sĩ/nhân viên y tế sẽ chụp ảnh người đến tiêm để lưu lại trên hệ thống (nếu cần). Thông tin sau đó sẽ được lưu trữ bằng công nghệ blockchain.

Được biết, hiện nay Bộ Y tế và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đang thí điểm tại các điểm tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhằm đánh giá năng lực, tính tương thích của các cơ sở.

Việt Nam chọn giải pháp “tiết kiệm hợp lý” khi dùng AstraZeneca

Đối với diện người nước ngoài, đại diện các bộ ngành, nhà mạng di động lớn cho biết hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ được hoàn thiện và sẵn sàng triển khai từ tháng 4/2021.

“Hệ thống kỹ thuật phải tính đến những trường hợp phức tạp nhất, sẵn sàng để triển khai ngay sau khi có chính sách cụ thể về visa vaccine”, Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh.

Về chính sách, hướng dẫn cụ thể, Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế tiếp tục làm việc với các cơ quan y tế nước ngoài để Việt Nam có thể sớm tham gia vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc tạo điều kiện cho giao thương, đi lại thuận lợi cho những người đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 ở các nước.

Trong cuộc họp sáng nay, đại diện Hội đồng Tư vấn du lịch cũng bày tỏ đồng tình với chủ trương, phương châm của Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế về vấn đề “visa vaccine”.

Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, cần phải nhanh chóng chuẩn bị các giải pháp chính sách, kỹ thuật để thực hiện chủ trương hộ chiếu vaccine, visa vaccine với tinh thần “bảo đảm an toàn là trên hết”.

Tỷ lệ phản ứng sau tiêm AstraZeneca “ở mức cho phép”

Phát biểu tại cuộc họp về công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 của AstraZeneca, đại diện Bộ Y tế dẫn số liệu Chương trình Tiêm chủng quốc gia cho biết, tính đến 16h ngày 18/3 (hôm qua), Việt Nam đã tiêm vaccine AstraZeneca cho 27.546 người.

Bộ Y tế khẳng định, tất cả đều là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.

Việt Nam chuẩn bị áp dụng hộ chiếu vaccine từ tháng 4, lưu ý về việc tiêm AstraZeneca

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, các điểm tiêm chủng đều tuân thủ quy định của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn tiêm chủng.

“Tỷ lệ phản ứng sau tiêm ở mức cho phép theo khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine. Một số trường hợp phản vệ độ 2 được phát hiện, xử lý kịp thời theo đúng quy định của Bộ Y tế. Hiện sức khỏe đều đã bình phục”, lãnh đạo Bộ Y tế nêu rõ.

Việt Nam chọn giải pháp “tiết kiệm hợp lý” khi dùng AstraZeneca
Trước đó, Bộ Việt Nam ra hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm AstraZeneca, các đối tượng đủ điều kiện tiêm là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Hướng dẫn cũng nêu rõ có 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng bao gồm: Người đang mắc bệnh cấp tính, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị, trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh Covid-19.

Ngoài ra, các đối tượng đã tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày, đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng, người bị giảm tiểu cầu hay rối loạn đông máu và nhóm người trên 65 tuổi cũng sẽ được xem xét hoãn không tiêm AstraZeneca.

Thảo luận