Trả lời phỏng vấn Sputnik, Tiến sĩ Kinh tế Vasily Mikheev, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã cho biết như vậy.
Mới đây, khi trả lời phỏng vấn CNBC, ông Steve Cochrane - nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Moody’s Analytics, cho biết rằng kinh tế của các nước, đặc biệt là các nước châu Á, có thể bị chậm phục hồi do các nước khác nhau trên thế giới khẩn cấp ngừng tiêm chủng vắc xin AstraZeneca. Đến giữa tháng 3, do tác dụng phụ, hơn 20 quốc gia thông báo loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn loại bỏ vắc xin chống COVID-19 do Đại học Oxford và công ty Anh-Thụy Điển AstraZeneca phát triển.
Vấn đề vắc xin sẽ ảnh hưởng đến châu Á như thế nào?
Trả lời phỏng vấn CNBC, ông Steve Cochrane cho biết rằng các vấn đề liên quan tới vắc xin do công ty dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu. Đó là tin xấu đối với châu Á, nơi mà kinh tế phụ thuộc vào hoạt động thương mại.
Tiến sĩ Kinh tế Vasily Mikheev ở Viện Hàn lâm Khoa học Nga lưu ý rằng ông sẽ không gắn kết việc ngừng sử dụng vắc xin AstraZeneca với tình hình kinh tế ở châu Á.
Trả lời phỏng vấn với Sputnik, ông Vasily Mikheev cho biết:
“Chẳng hạn, Trung Quốc có bảy phương án lựa chọn vắc xin do nước này sản xuất, vì vậy gắn kết việc ngừng tiêm chủng ở châu Âu với tình hình phát triển kinh tế là hoàn toàn không hợp lý. Câu hỏi đặt ra là, các quốc gia cụ thể đang thực hiện những biện pháp gì và phương tiện tài chính nào để phục hồi kinh tế. Tất nhiên, dỡ bỏ cách ly chắc chắn là điều quan trọng đối với kinh tế. Nếu đối với châu Âu, việc đình chỉ tiêm chủng có thể gián tiếp cản trở phục hồi kinh tế, thì châu Á sẽ không bị đe dọa. Tình huống ở đây hoàn toàn khác."
Cuộc chiến giành thị trường vắc xin
Cho đến nay, WHO vẫn đứng về phía công ty AstraZeneca và tuyên bố rằng "Không có bằng chứng cho thấy các sự cố là do vắc xin gây ra". Vì vậy, theo WHO, việc tiêm chủng vẫn phải tiếp tục. Tuy nhiên, WHO đảm bảo rằng họ sẽ nghiên cứu các báo cáo được gửi đến và công khai kết quả. Về phần mình, tại cuộc họp giao ban hôm thứ Năm, ngày 18 tháng 3, EMA phải trình bày kết quả xác minh, dựa vào đó sẽ đưa ra quyết định tiếp theo.
“Có thể nhìn thấy được nỗ lực của AstraZeneca nhằm cứu vãn thu nhập của mình. Việc tiêm chủng bị dừng lại, công ty có thể mất thị trường và trở thành kẻ hoàn toàn bị ruồng bỏ. Giờ đây, một giai đoạn phát triển kinh tế mới đang diễn ra – đó là cuộc chiến giành thị trường vắc xin. Vắc xin Sputnik V của Nga có cơ hội lớn, được rất nhiều quốc gia muốn sử dụng. AstraZeneca chỉ có thể kiểm soát được thị trường của mình, nếu như Faizer và vắc xin Sputnik V của Nga không chiếm lĩnh thị trường đó” – ông Mikheev lưu ý.
Hiện giờ đã có thể thấy rõ rằng tiêm chủng ở EU đang thực sự thất bại. Trước hết, trách nhiệm nằm ở các quốc gia đóng vai trò tích cực nhất trong việc đưa ra quyết định phù hợp. Một trong những sai lầm chính của họ là chỉ đặt cược vào vắc xin AstraZeneca.
Tình hình tiêm chủng vắc xin ở Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện nay, khi tiêm vắc xin AstraZeneca đã phát hiện một ca sốc phản vệ (dị ứng) độ 3 và 5 ca sốc phản vệ độ 2. Những người có phản ứng dị ứng với liều vắc xin thứ nhất sẽ không được tiêm tiếp liều thứ hai.
Chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam được bắt đầu tiến hành từ ngày 8/3.