Theo Bộ trưởng, khi rút khỏi thỏa thuận, Washington không chỉ ngừng thực hiện các cam kết của mình mà còn cấm tất cả các nước khác thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
“Ở phương Tây nói chung thường nhận thức rằng “nên làm điều gì là do Hoa Kỳ quyết định; Tất nhiên, sẽ rất tốt nếu họ tiếp tục thực hiện nghị quyết về chương trình hạt nhân của Iran, nhưng đây là hiện thực”, - tin đăng trang web của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Ngoại trưởng Lavrov gọi động thái như vậy của Hoa Kỳ là hành động vi luật pháp quốc tế "một cách trắng trợn nhất", đồng thời thể hiện họ là một quốc gia hoàn toàn "không có khả năng thỏa thuận", ông cũng tỏ ý hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân.
Chương trình hạt nhân của Iran
Kế hoạch JCPOA liên quan đến việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt để đổi lấy việc Iran hạn chế chương trình hạt nhân của mình, được ký kết vào năm 2015. Tuy nhiên, vào tháng 5/2018, Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận và khôi phục các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Tehran. Về phần Iran, vào năm 2019 nước này đã tuyên bố cắt giảm dần nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận đã ký kết.
Vào cuối năm 2020, Iran ban hành luật "Biện pháp chiến lược để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt", quy định bắt buộc bắt đầu sản xuất uranium độ làm giàu tinh khiết là 20% (chứ không phải là 3,67% theo thỏa thuận), sử dụng các máy ly tâm công suất mạnh hơn vượt ra ngoài khuôn khổ thỏa thuận quy định, từ chối không cho IAEA tiến hành thanh sát mở rộng ở Iran nếu Tehran không được tự do kinh doanh dầu mỏ và thực hiện các giao dịch tài chính.
Đọc thêm: