Nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu diễn là vụ xả súng tại 3 tiệm spa ở Atlanta, Georgia, vào tuần trước khiến 8 người thiệt mạng, hầu hết là phụ nữ gốc Á.
Nghi phạm Robert Aaron Long, người da trắng, 21 tuổi, đã bị bắt và tạm giữ. Anh ta thừa nhận đã xả súng nhưng phủ nhận vụ tấn công có động cơ về chủng tộc, mà chỉ vì chứng "nghiện tình dục". Quá trình điều tra cũng nghiêng về quan điểm tương tự, do các tiệm massage và spa ở Mỹ thường được bao che cho hoạt động mại dâm nên rất có thể Long đã tấn công vì đã bị dụ dỗ.
Nhà phân tích của Sputnik Irina Alksnis nhận xét rằng, bây giờ người ta không còn quan tâm đến những tuyên bố của anh ấy phủ nhận động cơ về chủng tộc, vì những gì đã xảy ra chỉ là một cơ hội để một lần nữa nêu lên chủ đề phân biệt chủng tộc chống người châu Á ở Hoa Kỳ. Vấn đề này thực sự tồn tại, và thời gian gần đây nó đã trở nên trầm trọng hơn: cảnh sát Mỹ ghi nhận sự gia tăng các vụ tấn công nhằm vào người gốc Á. Nhân tiện, ở châu Âu cũng ghi nhận hiện tượng tương tự.
"Virus Trung Quốc"
Trong khi các cuộc biểu tình lại bùng phát ở Mỹ, Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ đưa ra một tuyên bố chung, trong đó lên án các hành vi bạo lực nhắm vào người gốc Á và cáo buộc gián tiếp Donald Trump về điều đó. Họ không nêu tên cựu tổng thống, nhưng nói rõ rằng, những hành vi bạo lực đã gia tăng nhiều trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19 bởi virus corona chủng mới đã được gọi là "virus Trung Quốc".
Trên thực tế, các đại diện của cộng đồng châu Á đang cố gắng hòa nhập vào chương trình nghị sự và hệ tư tưởng tiến bộ - quan điểm về mạng sống của người da màu cũng có ý nghĩa, lên án chủ nghĩa da trắng tối thượng.
Người Mỹ gốc Á đang thấy mình bị phân biệt đối xử bởi hệ thống.
Họ phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc ngày càng gia tăng và ngày càng hung hãn. Họ không có một cơ hội nào để được lắng nghe trong thế giới của sự khoan dung và hệ thống ủng hộ bất kỳ dân tộc thiểu số nào, bửi vì cộng đồng người Mỹ gốc Á vẫn là nhóm chủng tộc thành công nhất ở Hoa Kỳ.
Trong số những di sản của "nước Mỹ cũ tốt đẹp", hiện đang bị chỉ trích gay gắt và cần bị vứt vào thùng rác của lịch sử, có một khái niệm cũng có thể được gọi là một huyền thoại - về thiểu số gương mẫu (model minority) được đưa vào diễn ngôn về người Mỹ gốc Á qua sự quảng bá hình ảnh thành công về kinh tế-xã hội của nhóm này. Khái niệm này dựa trên ý tưởng rằng, Hoa Kỳ cho mọi người cơ hội và nếu một người nỗ lực, làm việc chăm chỉ, tuân thủ luật pháp và các quy định, thì cuối cùng anh ta sẽ xây dựng một cuộc sống đàng hoàng và thịnh vượng cho bản thân và gia đình.
Thống kê ấn tượng về người Mỹ gốc Á
Những người gốc Á đã chứng minh tính đúng đắn của khái niệm này. Trong nhiều thập kỷ qua, chính những người này đã tạo ra “thiểu số gương mẫu” và nêu lên như những tấm gương để noi theo.
Đây không phải là những lời nói suông. Số liệu thống kê ấn tượng chứng minh điều đó. Người gốc Á có thu nhập hộ gia đình cao hơn mức trung bình của Hoa Kỳ, bởi vì trong cộng đồng này tỷ lệ chủ sở hữu doanh nghiệp là cao hơn. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp gia đình nhỏ (nhà hàng, cửa hàng, tiệm giặt khô, tiệm nail, v.v.) đòi hỏi sự chăm chỉ của chủ sở hữu, nhưng cũng mang lại lợi nhuận khá tốt.
Ngoài ra, nhiều người Mỹ gốc Á có trình độ học vấn cao hơn, tỷ lệ người gốc Á trong khoa học (đặc biệt là trong các ngành chính xác - toán học, vật lý, v.v.) là cao hơn. Những người Mỹ gốc Á có tỷ lệ tội phạm bị bắt giữ và số lượng tù nhân thấp nhất trong cả nước.
Nhìn chung, xét về dữ liệu thống kê, người Mỹ gốc Á thành công hơn phần đông dân số Mỹ, ngay cả so với người da trắng. Các nguyên nhân của sự thành công cũng được biết rõ.
Trước đây, các nhà nghiên cứu giải thích sự thành công của những người gốc châu Á chủ yếu là do tâm lý tập thể, trong đó có việc sùng bái lao động, trình độ học vấn có uy tín, tuân thủ pháp luật, tuân thủ truyền thống đại gia đình với nhiều đời họ hàng, v.v.
Nhưng, hiện nay trong “thế giới tiên tiến”, tất cả những điều này đều được coi là lợi thế và đặc quyền không công bằng. Kết quả là, người gốc châu Á đang phải đối mặt với khái niệm “sự đúng đắn chính trị” và chịu áp lực từ phía các các tầng lớp “tiên tiến nhất”, cả từ trên xuống dưới. Hơn nữa, quá trình này đã bắt đầu từ lâu, và năm ngoái chỉ đưa thêm vài nét chấm phá vào bức tranh này.
Áp lực từ trên lên người gốc châu Á là hệ thống giáo dục đại học - hiện thân của chủ nghĩa tự do cánh tả.
Kể từ nửa đầu những năm 2010, các trường đại học danh giá bậc nhất của Mỹ thuộc Ivy League bị chỉ trích vì có chính sách phân biệt đối xử với sinh viên Châu Á và da trắng. Vào mùa thu năm 2019, một vụ kiện chống lại Đại học Harvard về vấn đề này đã thất bại tại tòa án. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 2020, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc Đại học Yale vi phạm luật pháp Mỹ, vì đã kỳ thị với thí sinh người Mỹ gốc Á và người da trắng khi tuyển sinh, trường đại học dùng mục "chủng tộc và nguồn gốc quốc gia" trong các đợt xét tuyển sinh.
Các chính sách chống Trung Quốc của Donald Trump chắc chắn đã làm phức tạp thêm tình hình của người gốc châu Á trong hệ thống giáo dục đại học của Mỹ. Mấy năm gần đây, những "scandal gián điệp" cáo buộc các nhà khoa học, bao gồm cả những người nổi tiếng, làm việc cho Bắc Kinh, cũng như việc từ chối cấp thị thực cho sinh viên từ Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến tình hình trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, cựu tổng thống chỉ có thể bị đổ lỗi vì ông chỉ đơn giản là thúc đẩy xu hướng này, mà những dấu hiệu đầu tiên của nó đã được quan sát thấy trước khi ông Trump đến Nhà Trắng. Đã từ lâu những thành công về khoa học và công nghệ của Trung Quốc gây lo lắng cho chính quyền Mỹ. Và chính quyền mới không có ý định thay đổi chính sách do người tiền nhiệm đưa ra.
Nếu nói về nạn phân biệt chủng tộc ở cấp dưới, tình hình ở đây thậm chí còn nhạy cảm hơn. Người gốc châu Á đang phải đối mặt với sự hung hăng ngày càng gia tăng không phải từ phía những người theo chủ nghĩa tối cao của người da trắng mà chủ yếu từ những người da đen bị áp bức. Và cũng không có gì mới ở đây. Ví dụ, trong vụ bạo loạn ở Los Angeles năm 1992, các băng đảng da đen đã đập phá các vùng Koreatown.
Nhân tiện, nguyên nhân chính dẫn đến vụ bạo loạn rất đáng chú ý: những người Mỹ gốc Phi tức giận vì chỉ có bản án 5 năm quản chế với phụ nữ gốc Hàn đã bắn chết thiếu niên 15 tuổi người Mỹ gốc Phi sau một cuộc cãi vã ngắn trong đó người phụ nữ gốc Hàn nghi ngờ thiếu niên ăn cắp.
Các sự kiện năm 2020, đặc biệt là những cuộc biểu tình Black Lives Matter, đã dẫn đến hệ quả tương tư. Những người châu Á - chủ tiệm kinh doanh phải hoạt động như một tổ chức dân phòng thường xuyên tuần tra các khu vực sinh sống của người gốc Á.
Hãy làm việc, không nên tổ chức những cuộc biểu tình
Nhưng, tâm điểm chú ý và thiện cảm của giới chính trị và báo giới lại hướng phía khác, cộng đồng người châu Á hầu như không được chú ý. Đặc biệt là đa số người không dám nói rằng, mối đe dọa chính đối với người gốc Á không phải là người da trắng, mà là các đại diện của một nhóm thiểu số khác.
Kết quả là cộng đồng người Mỹ gốc Á rơi vào bế tắc. Để hưởng các lợi thế do hệ tư tưởng cung cấp, nhóm thiểu số không chỉ phải nói lên những lời ngụy biện không thực sự có lợi cho họ, mà quan trọng nhất, phải từ bỏ bản sắc, truyền thống và bản chất riêng của họ, vì bản sắc và truyền thống này cung cấp cho họ những ưu thế "không công bằng" so với các nhóm thiểu số khác.
Điều này giải thích tại sao chỉ có mấy trăm người trong tổng số 18 triệu cộng đồng người gốc Á ở Hoa Kỳ đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc chống người châu Á. Rõ ràng, hầu hết người Mỹ gốc Á nghĩ rằng, không nên tổ chức những cuộc biều tình mà hãy làm việc.