Rạn san hô không phải nơi trú ẩn thích hợp của 200 tàu cá Trung Quốc cùng một lúc

Tình hình ở Biển Đông lại một lần nữa trở nên phức tạp, lần này xảy ra xung quanh rạn Đá Ba Đầu, thuộc quần đảo Trường Sa (tên tiếng Anh - Whitsun Reef), khu vực mà Bắc Kinh và Manila đang tranh chấp.
Sputnik

Chính quyền Philippines công bố những bức ảnh của hơn 200 tàu thuyền Trung Quốc tập hợp tại đó vào ngày 7 tháng Ba. Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Theodoro Locsin tuyên bố Manila phản đối sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thì kêu gọi Bắc Kinh "ngừng xâm lược", rút đội tàu về, và cho rằng tình hình hiện tại  là "hành động khiêu khích nhằm quân sự hóa khu vực này".

Bác bỏ các cáo buộc, đại diện Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hoa Xuân Ánh tuyên bố  "do các điều kiện trên biển, một số tàu cá Trung Quốc đã trú ẩn gần rạn Đá Ba Đầu. Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn bình thường, và hy vọng tất cả các bên có thể đánh giá việc này một cách hợp lý".

"Sputnik" đã đàm thoại với nhà khoa học chính trị Grigory Lokshin -  chuyên gia nổi tiếng của Nga trong các vấn đề biển Đông, hỏi ý kiến ông về tình hình đang diễn ra.

Trung Quốc phủ nhận cáo buộc về cuộc xâm nhập của 200 tàu vào lãnh hải Philippines

Tình hình ở phần phía nam Biển Đông từ lâu đã rất căng thẳng trong một thời gian dài, chuyên gia Nga nói, Các sự kiện hiện tại không đưa ra bất cứ điều gì mới trong tình huống này. Nhưng bối cảnh này một lần nữa chứng tỏ chiến thuật và chiến lược hành động của Trung Quốc, đội tàu và lực lượng hải cảnh của họ. Đã nhiều lần, xảy ra những vụ việc xâm lấn tương tự của các tàu Trung Quốc vào vùng nước mà Philippines, Việt Nam, Malaysia, và Indonesia cùng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Có những nhóm số lượng lớn tàu cá Trung Quốc, cùng với tàu chiến hộ tống đi vào vùng biển này, và đánh bắt hải sản diện rộng ở đó.

Ông Lokshin lưu ý những hòn đảo, đảo san hô và rạn đá san hô Trường Sa tập hợp thành một thực thể địa lý, trong đó có những vịnh thoải, những lối tiện lợi ra vào vũng biển nhỏ, nơi tàu đánh cá từ những khu vực đánh bắt cá truyền thống có thể sử dụng để ẩn tránh thời tiết xấu. Nhưng với số lượng tàu thuyền lên đến hàng trăm chiếc tập trung trong cùng một thời điểm, không có nghi ngờ gì nữa, đây là hành động chính trị.

Câu hỏi đặt ra là mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc sẽ được giải quyết như thế nào. Năm 2016, Philippines dường như đã xếp phán quyết của Tòa án Trọng tài Hàng hải Quốc tế "lên giá sách", mà theo đó không có căn cứ lịch sử  để công nhận đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc, bao phủ 80% diện tích Biển Đông. Phán quyết cho rằng Trung Quốc không có quyền lịch sử nào đối với vùng nước này, và tình trạng khu vực này phải được điều chỉnh theo Công ước năm 1982 về chủ quyền biển.
Rạn san hô không phải nơi trú ẩn thích hợp của 200 tàu cá Trung Quốc cùng một lúc

Và điều này có nghĩa là, - chuyên gia Nga giải thích rõ — những đảo san hô nhỏ, các rạn san hô Biển Đông không có bất kỳ khu vực đặc biệt nào, không có vùng lãnh hải nào xung quanh nó, và toàn bộ vùng này là khu vực tự do đánh bắt cá. Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở nào để quyết định tất cả mọi thứ nằm trong đường 9 đoạn là di sản lịch sử đặc biệt của họ. Quyết định của Toà án trọng tài đã được tất cả các quốc gia Đông Nam Á công nhận.

Xung đột ở Biển Đông: Sẽ không bùng nổ

Philippines hy vọng bằng con đường đàm phán sẽ giải quyết như thế nào đó mối quan hệ của họ với Trung Quốc về các rạn đá và đảo san hô mà Trung Quốc đã chiếm, đặc biệt là những địa điểm lớn như đảo Chữ Thập và rạn vòng Đá Xu Bi, nơi Trung Quốc bắt đầu thực hiện việc quân sự hóa một cách tích cực. Trong số đó có bệ phóng cho tên lửa chống hạm và căn cứ hải quân. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều chống lại việc xây dựng này. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã không mang lại kết quả hiện hữu.

Trong trường hợp rạn san hô Đá Ba Đầu, những lời giải thích của Bắc Kinh cho rằng 200 tàu thuyền Trung Quốc tụ tập tại đó để tránh thời tiết xấu, thực sự  là tà ngôn -, chuyên gia Lokshin tin tưởng. - Chúng ta thấy tình hình ở Biển Đông vẫn khá căng thẳng. Hành động của Bắc Kinh có thể được xem là  phản ứng của Trung Quốc trước cuộc họp của «Bộ tứ» mới diễn ra ở Tokyo bao gồm: Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ — rõ ràng nhằm chống lại các chính sách bành trướng của Trung Quốc.
Nhưng tất cả những điều này chỉ dẫn đến thực tế là tình hình trong khu vực rất phức tạp và gia tăng khả năng đụng độ, có thể phát triển thành cuộc xung đột vũ trang lớn với hậu quả nghiêm trọng, - chuyên gia Nga kết luận.
Thảo luận