Trung Quốc né tránh cáo buộc của Manila về hành động gây hấn ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố nhiều hàm ý với các phóng viên rằng bãi đá ngầm Whitsun là một phần của quần đảo Trường Sa, một trong những quần đảo chính ở Biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Mọi sự là tại thời tiết xấu
«Mới đây, do điều kiện thời tiết trên biển, một số tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc đã phải tránh gió ở gần bãi đá ngầm Whitsun. Tôi cho rằng đây là chuyện bình thường và hy vọng là tất cả các bên có thể nhìn nhận một cách hợp lý», - bà Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo ngắn.
Hôm Chủ nhật Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã kêu gọi Trung Quốc «ngừng ngay cuộc xâm nhập này, lập tức rút các tàu thuyền vi phạm quyền của chúng tôi trên biển và xâm phạm lãnh thổ chủ quyền của đất nước chúng tôi».
Sự khiêu khích
Theo lời Bộ trưởng Lorenzana, sự hiện diện của các con tàu là «hành động khiêu khích về quân sự hóa khu vực».
Chiều tối Chủ nhật, Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin đã viết trên Twitter rằng Philippines đã đưa công hàm ngoại giao phản đối sự hiện diện này của Trung Quốc.
Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines
Rạn san hô mà Manila gọi là Julian Felipe, là vùng san hô nông có hình boomerang, cách thành phố Bataraz ở tỉnh Palawan miền tây Philippines khoảng 175 hải lý (324 km) về phía tây.
Cơ quan giám sát của Chính phủ Philippines cho biết Julian Felipe nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của đất nước, tại đó Philippines «có độc quyền phát triển hoặc bảo tồn bất kỳ nguồn tài nguyên».
Đọc thêm: