"Bán ảo tưởng". Tại sao Hoa Kỳ cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraina?

Truyền thông Ukraina đưa tin, chiếc tàu chở hàng của Mỹ với lô hàng thiết bị quân sự cho Lực lượng vũ trang Ukraina đã đến cảng Odessa.
Sputnik

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà phân tích chính trị Semyon Uralov bày tỏ quan điểm rằng, Washington và Kiev đang chơi một "trò chơi" xung quanh viện trợ quân sự, trong đó mục tiêu của hai bên không trùng khớp với nhau.

Thuyền hơi do Mỹ tặng Hải quân Ukraina bị chế giễu trên mạng
Truyền thông Ukraina đưa tin, chiếc tàu chở hàng của Mỹ với các trang thiết bị quân sự cho Lực lượng vũ trang Ukraina đã cập cảng Odessa.

Người ta làm rõ rằng, tàu Ocean Glory được thiết kế để vận chuyển hàng hóa và thiết bị quân sự đã vào cảng Odessa vào tối thứ Tư. Chiếc tàu chở khoảng 350 tấn quân trang, cụ thể là 35 xe bọc thép HMMWV.

Trước đó, Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ sẽ cung cấp 150 triệu USD thông qua Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraina (USAI) - đảm bảo nước này đạt được tiến bộ lớn trong cải cách quốc phòng. Theo dự thảo ngân sách quốc phòng Mỹ được cả hai viện Quốc hội nhất trí, khoản hỗ trợ 250 triệu USD sẽ được phân bổ vào năm tài chính 2021 để thúc đẩy cải cách quốc phòng của Ukraina.

"Bán ảo tưởng". Tại sao Hoa Kỳ cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraina?

Trò chơi của Mỹ và Ukraina

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà phân tích chính trị Semyon Uralov bày tỏ quan điểm rằng, Washington và Kiev đang chơi một "trò chơi" xung quanh viện trợ quân sự, trong đó mục tiêu của hai bên không trùng khớp với nhau.

Mỹ sẽ gửi tên lửa chống tăng Javelin đến Ukraina
Theo quan điểm của ông, Mỹ cung cấp thiết bị quân sự để thúc đẩy giới lãnh đạo Ukraina tiếp tục đối đầu với Nga. Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia Uralov, Kiev đang chạy theo các mục tiêu khác trong trò chơi này.

"Giới tinh hoa cầm quyền Ukraina có một số mục tiêu trong tình huống này. Thứ nhất, “bán ảo tưởng” về nguy cơ xảy ra xung đột trực tiếp với Nga, đồng thời tránh cuộc xung đột trực tiếp, vì họ hiểu rõ xung đột này sẽ kết thúc như thế nào. Mục tiêu thứ hai, lợi dụng những lời cảnh báo về nguy cơ chiến tranh với Nga để nhận những gói vay mới cho quân đội. Và mục tiêu thứ ba là xây dựng một công cụ quyền lực chống lại chính công dân của họ, cả ở các vùng lãnh thổ không do Kiev kiểm soát và trên toàn lãnh thổ Ukraina nói chung. Vì vậy, tôi coi tất cả những điều này là các yếu tố trong trò chơi lâu dài”, - chuyên gia Semyon Uralov nói.

Đầu tháng 2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố chính quyền Joe Biden sẵn sàng viện trợ quân sự cho Kiev, bao gồm cả vũ khí sát thương.

Nga nhiều lần nhấn mạnh rằng, việc cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ làm leo thang xung đột ở Donbass. Nhiều chính trị gia châu Âu cũng lên tiếng phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraina. Ví dụ, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng, việc cung cấp vũ khí cho Ukraina là  các biện pháp phản tác dụng và cực kỳ rủi ro không giúp thoát khỏi khủng hoảng.

Thảo luận