"Các binh sỹ thuộc Lực lượng không quân Hoa Kỳ đóng tại căn cứ không quân Dover đang bốc xếp lô hàng theo kênh vận chuyển vũ khí quân sự bán cho nước ngoài vào máy bay của hãng Atlas Air Worldwide, dự kiến chuyển sang Ukraine. Hoa Kỳ luôn luôn ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina", - thông báo cho biết.
Thông báo đăng kèm một bức ảnh chụp cảnh bốc xếp những thùng khí lửa đã đóng gói. Trên bãi bốc xếp hàng có thể đếm được 120 tên lửa nằm trong ống phóng. Trong khoang máy bay chở hàng đang mở còn nhìn thấy cả các ngăn chứa tên lửa.
Trước đó, Đại sứ quán Mỹ tại Ukraina tuyên bố sẽ chuyển cho nước này vũ khí và trang thiết bị trị giá 60 triệu USD, bao gồm máy bộ đàm, đạn dược và tên lửa Javelin.
@usairforce Airmen assigned to Dover Air Force Base load foreign military sales equipment onto a @AtlasAirWW destined for Ukraine. The U.S. is committed to the sovereignty and territorial integrity of Ukraine. #PortDawgs #Togetherwedeliver @US_EUCOM pic.twitter.com/yQePhDAzJs
— USTRANSCOM (@US_TRANSCOM) June 21, 2020
Hoa Kỳ vào tháng 3/2018 đã phê duyệt giao lô tên lửa Javelin đầu tiên cho Ukraine, gồm 37 bệ phóng và 210 tên lửa với tổng trị giá 47 triệu USD. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng chấp thuận bán cho Ukraina lô hàng tên lửa chống tăng Javelin thứ hai trị giá gần 40 triệu USD.
Liên bang Nga đã không chỉ một lần lên tiếng ngăn chặn những kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraina, vì động thái này chỉ khiến tình hình xung đột ở Donbass thêm căng thẳng. Như thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã nhiều lần tuyên bố, việc cung cấp vũ khí cho Ukraine từ bên ngoài sẽ không góp phần giải quyết được cuộc khủng hoảng ở Donbass và thực hiện thỏa thuận Minsk.
Đa số các chính trị gia châu Âu phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraina. Ví dụ, cựu Chủ tịch OSCE, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier nói rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine là phương cách giải quyết khủng hoảng rất nguy hiểm và phản tác dụng.