Hai ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh đã nộp lại bao nhiêu tiền?

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) Đinh La Thăng và cựu lãnh đạo Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) Trịnh Xuân Thanh đã bồi thường được bao nhiêu?
Sputnik

Theo đánh giá của Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp, các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh đã gây ra nhiều thiệt hại lớn trong các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn nhưng đến nay tổng số tài sản xác minh và kê biên được lại không nhiều.

Các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh đã bồi thường được bao nhiêu?

Chiều nay ngày 2/4, Bộ Tư pháp đã có buổi họp báo thường kỳ để cung cấp thông tin đến báo giới. Chánh Văn phòng Bộ Tư Pháp Nguyễn Quốc Hoàn chủ trì sự kiện.

Tại buổi làm việc, đại diện Bộ Tư pháp cũng đã có trả lời về việc thu hồi tài sản thi hành án đối với cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) Đinh La Thăng và cựu lãnh đạo Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) Trịnh Xuân Thanh.

Than ‘vô tội’, các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh vẫn lĩnh án tù nghiêm minh

Theo đó, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, cho biết việc thu hồi tài sản Nhà nước trong các vụ án liên quan đến ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN) và Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC) gặp “rất nhiều khó khăn”.

Theo đó, tổng số tiền mà ông Trịnh Xuân Thanh phải bồi thường là 122 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới thi hành án được 31 tỷ đồng, vẫn còn hơn 91 tỷ đồng chưa thu hồi được.

Trong khi đó, số tiền mà ông Đinh La Thăng phải bồi thường còn lớn hơn nhiều, đến hơn 800 tỷ đồng. Điều đáng nói là cho tới nay mới chỉ thi hành án được ược 4,5 tỷ đồng.

“Đây là tiền thi hành án liên quan ngôi nhà của vợ chồng ông Thăng. Tài sản này đã được chia đôi để ông Thăng khắc phục hậu quả”, ông Sơn cho biết.

Theo đó, tài sản duy nhất của ông chỉ có căn nhà chung cư của hai vợ chồng ở Khu đô thị Sudico Sông Đà (Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hai ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh đã nộp lại bao nhiêu tiền?

Cũng theo Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thi hành án, căn nhà này của hai vợ chồng ông Đinh La Thăng thì cơ quan thi hành án đã xử lý xong rồi.

“Theo quy định về thi hành án, vợ ông Thăng đã nộp một nửa số tiền để thi hành án cho chồng, xử lý xong căn nhà này. Số tiền khoảng 4,5 tỷ đồng”, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cho hay.

Ông Đinh La Thăng dính đến những vụ án nào?

Tính đến nay, ông Đinh La Thăng được xác định có liên quan tới 4 vụ án. Tất cả 4 vụ án này đều được coi là đại án về kinh tế tham nhũng.

Vụ án thứ nhất là vụ án liên quan dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Bản án phúc thẩm ngày 14/5/2018 tuyên phạt ông Đinh La Thăng 13 năm tù, buộc bồi thường 30 tỷ đồng về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh: ‘Tôi vô tội’

Vụ án thứ hai là vụ án PVN mất 800 tỷ đồng khi góp vốn vào Oceanbank. Trong phiên tòa diễn ra vào tháng 6/2018, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tuyên y án 18 năm tù đối với ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐQT PVN), đồng thời buộc bị cáo bồi thường số tiền 600 tỷ đồng.

Vụ án thứ ba có liên quan đến sai phạm tại cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Trong phiên xét xử ngày 22/12/2020, TAND TPHCM đã tuyên án phạt ông Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) mức án 10 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".

Vụ án thứ tư là vụ án xảy ra tại dự án Ethanol Phú Thọ. Trong phiên xử diễn ra vào ngày 15/3 mới đây, TAND Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng 11 năm tù tội "vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng". ông Thăng cũng bị buộc phải bồi thường số tiền hơn 200 tỷ đồng trong số hơn 543 tỷ đồng thiệt hại do chỉ định thầu cho PVC trái quy định pháp luật.

Tổng hợp 4 bản án, ông Đinh La Thăng phải chấp hành tổng cộng 30 năm tù giam (mức án cao nhất với án tù có thời hạn. Đồng thời, tổng số tiền mà ông Thăng phải bồi thường là 830 tỷ đồng.

Vì sao Việt Nam không thu được nhiều tiền từ các đại án tham nhũng?

Cũng theo ông Sơn, nhìn chung, trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ loại này, số tiền phải thi hành lớn nhưng đến khi xét xử và thi hành án thì tài sản bị kê biên lại không nhiều, rất khó xác minh được.

“Phải có tiền, có tài sản thì mới thi hành án được. Số tiền trong các vụ này phải thu hồi rất lớn. Tuy nhiên, từ khi điều tra, xét xử đến lúc thi hành án thì tài sản xác minh và kê biên được thường không nhiều”, vị lãnh đạo chia sẻ.

Những câu nói ấn tượng của ông Đinh La Thăng tại các phiên tòa
Đại diện Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết, đơn vị đã báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để xin ý kiến, giải pháp cho vấn đề này.

Bộ Tư pháp Việt Nam có thống kê cho thấy, từ tháng 10/2020 đến 2/2021, các cơ quan thi hành án dân sự trên khắp cả nước đã thi hành xong 178.437/401.574 vụ việc có điều kiện thi hành án (đạt tỷ lệ 44,43%), tương ứng khoảng 19.000 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 13,5%).

Ngoài ra, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã trình Ban Bí thư Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Thảo luận