Miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

HÀ NỘI (Sputnik) - Hôm nay, Quốc hội chính thức miễn nhiệm cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Sputnik

Miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Cuối chiều 01/04, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phú. Sau đó, Quốc hội thảo luận tại đoàn về nội dung này.

Hôm nay sáng 02/04, Quốc hội tiến hành miễn nhiệm người đứng đầu Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Kết quả kiểm phiếu cho thấy đa số đại biểu bỏ phiếu tán thành việc miễn nhiệm người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIV. Người thay thế ông Phúc sẽ được Quốc hội bầu vào ngày 05/04. Nghị quyết miễn nhiệm Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021 với ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội thông qua với tỷ lệ 92,92% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi Quốc hội bầu được Thủ tướng mới.

Thủ tướng thứ 9 trong lịch sử Việt Nam

Ông Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng thứ 9 trong lịch sử, tính từ năm 1945 đến nay. Ông sinh năm 1954, quê xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông Phúc được bầu giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở điều gì trước khi được miễn nhiệm?

Phát biểu nhậm chức khi đó, ông Nguyễn Xuân Phúc cam kết nỗ lực hết sức mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Ông nhận định lúc ấy đất nước đang đứng trước nhiều vận hội phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Vì thế, Việt Nam cần phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực, vì lợi ích quốc gia dân tộc, để phát triển nhanh và bền vững, xây dựng đất nước giàu mạnh, có vị trí ngày càng cao trên trường quốc tế.

Tuyên bố của ông Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng lúc đó được nhiều người chú ý, đó là Chính phủ phải nỗ lực tinh giản bộ máy hành chính Nhà nước các cấp, đi đầu trong việc tiết kiệm công quỹ, sử dụng tài sản công, xe công, đi công tác nước ngoài... Đặc biệt, cần phải có trách nhiệm đối với từng đồng tiền thuế của dân, phải sử dụng minh bạch, hiệu quả, vì lợi ích chung của người dân và của toàn xã hội.

Thảo luận