Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở điều gì trước khi được miễn nhiệm?

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày hôm nay 02/04, Quốc hội sẽ chính thức miễn nhiệm sẽ bỏ phiếu kín miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ đã nói gì?

Bàn giao những điều tốt đẹp nhất cho Chính phủ mới

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác Thủ tướng, diễn ra sáng 16/03, Thủ tướng từng đề cập đến việc quán triệt thực hiện tốt mọi nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao cho các bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên họp chiều 1/4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Ai sẽ là tân Chủ tịch nước và Thủ tướng của Việt Nam?

"Đây là những ngày cuối cùng của Chính phủ khóa XIV, chúng tôi muốn bàn giao những điều tốt đẹp nhất cho các đồng chí nhận nhiệm vụ mới".

Người đứng đầu Chính phủ đã chia sẻ những "trăn trở" và ý kiến của Tổ công tác trong suốt thời gian 5 năm.

Khắc phục tình trạng “phép vua thua lệ làng”

Tổ công tác được Thủ tướng thành lập với mục tiêu tháo gỡ khó khăn, giảm tối đa nhũng nhiễu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Chính vì thế, ông đã nhấn mạnh trong điều hành phải lưu ý quan tâm đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tình trạng chậm xử lý công việc của người dân, doanh nghiệp, nhiều cơ chế, chính sách chậm đi vào cuộc sống. Người đứng đầu Chỉnh phủ cho biết:

Phối cảnh khu phức hợp vinhomes tân cảng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt dự án tỷ đô của ông Phạm Nhật Vượng

“Giải phóng nguồn lực của đất nước phải thông qua con người và thể chế. Không để niềm tin của người dân với Chính phủ bị ảnh hưởng. Tôi đã nói chúng ta không được bắn chỉ thiên, nói chung chung mà không đề cập giải pháp cụ thể”, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu phải làm để tháo gỡ ách tắc, chỉ rõ địa chỉ và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân; khắc phục tình trạng "phép vua thua lệ làng", "trên bảo dưới không nghe".

Thủ tướng ghi nhận nhiều vấn đề tồn tại, bất cập, dư luận bức xúc đã được Tổ công tác chỉ ra, báo cáo Thủ tướng. Điển hình như câu chuyện sai phạm ở công trình số 8B Lê Trực.  Thủ tướng nhắc lại:

“Riêng 8B Lê Trực là từ khóa trước để lại, chúng tôi đã có rất nhiều quyết định, văn bản nhưng Hà Nội quá chậm. Với cách làm quyết liệt cùng tinh thần giữ vững kỷ cương, nhiệm kỳ này chúng ta đã giải quyết dứt điểm”.

"Phải bỏ bớt thủ tục cho người dân, doanh nghiệp được nhờ"

Tuy công tác kiểm tra của Tổ công tác giúp hoàn thiện thể chế chính sách và ngăn chặn tham nhũng chính sách, tuy nhiên Thủ tướng cho rằng trên nghị trường Quốc hội vẫn còn thực trạng văn bản nhiều. Ông quyết liệt chỉ đạo phải bỏ bớt thủ tục cho người dân, doanh nghiệp được nhờ. Nhà nước quản lý nhưng phải theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi hơn.

Thủ tướng nêu bối cảnh khi sắp hết nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV, tỷ lệ văn bản nợ đọng rất thấp; phấn đấu không còn văn bản nợ đọng trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 11. Người đứng đầu Chính phủ chia sẻ:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu, quán triệt chuyên đề: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025”. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng trưởng cao”

“Đây là những ngày cuối cùng của Chính phủ khóa XIV, chúng tôi muốn bàn giao những điều tốt đẹp nhất cho các đồng chí nhận nhiệm vụ mới”.

Qua đó, Ông một lần nữa đôn đốc các bộ, ngành, địa phương rốt ráo xử lý công việc tồn đọng. Đồng thời, Thủ tướng lưu ý Tổ công tác là cơ chế do Thủ tướng nhiệm kỳ này đặt ra để theo dõi, đẩy nhanh công việc Chính phủ, Thủ tướng. Chứ Tổ công tác không phải cấp trên của các bộ, ngành, địa phương mà là ủy quyền của Thủ tướng, không làm thay chức năng quản lý Nhà nước của các bộ, các ngành. Ông nói:

“Trước khi đến các bộ, ngành, địa phương làm việc thì Tổ trưởng phải làm việc với Thủ tướng, điểm lại những nhiệm vụ bộ, ngành cần tập trung để Thủ tướng chỉ đạo, không phải Tổ trưởng tự nói, lộng quyền đâu”, Thủ tướng khẳng định đây là việc sát với điều hành, không để “ngứa trên đầu mà gãi dưới chân”.

Nhấn mạnh tổ chức thực hiện quan trọng nhưng theo người đứng đầu Chính phủ, không thể thiếu kiểm tra đôn đốc, chấm dứt tình trạng móc nối, sân trước, sân sau vì lợi ích nhóm. Để ghi nhận những thành quả trong 5 năm hoạt động, Thủ tướng tặng Tổ công tác 8 chữ: Quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, thực chất.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала