"Chúng tôi hiện đang phát triển hai công nghệ, một công nghệ đã được hoàn thiện, đây cũng là công nghệ dựa trên vector adenovirus, nơi thực tế là chỉ vòng một ngày đã tổng hợp được trình tự gen mới trên cơ sở trình tự gen của protein gai với cấu trúc ban đầu đã biến đổi. Và ngay ngày hôm sau nó đã được chèn vào vector được sử dụng, vậy là trên thực tế ta thu được một cấu trúc gen có thể sử dụng làm chế phẩm để sản xuất vắc xin", - ông Gintsburg giải thich.
Ông lưu ý rằng với sự ra đời của công nghệ này, sẽ nảy sinh câu hỏi ngược lại, đó là liệu có cần thiết phải tiến hành tất cả các giai đoạn thử nghiệm đối với loại vắc xin mới hay không. Vấn đề này hiện đang được thảo luận.
Theo ông Gintsburg, trên thế giới đã có những ví dụ cho phép thử nghiệm một loại thuốc trên số lượng đối tượng thử nghiệm giới hạn dưới 100 người.
"Nếu nó mang lại hiệu quả bảo vệ tương tự như vậy, nhưng là chống lại một biến chủng virus mới, thì có thể ngay lập tức đưa vào sản xuất hàng loạt. Tôi hy vọng rằng trong tương lai gần, những quy định giống như vậy sẽ được áp dụng ở nước ta", - ông Gintsburg nhận xét.