Nhật Bản đứng trước lựa chọn: Hoa Kỳ hay Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ vào cuối tuần này. Liên minh hai nhà nước có thể tăng cường củng cố mạnh mẽ đến mức nào? Nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik bình luận về vấn đề này.
Sputnik

Không thể loại trừ yếu tố Trung Quốc

Sự tăng trưởng về sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc hiện nay có tác động trực tiếp đến quan hệ Mỹ - Nhật. Cảm nhận được sức mạnh, Bắc Kinh ngày càng bắt đầu tuyên bố đòi hỏi quyền của mình đối với các hòn đảo ở Thái Bình Dương. Ở Biển Đông, đó là Trường Sa và Hoàng Sa, ở Biển Hoa Đông là Điếu Ngư, mà người Nhật gọi là Senkaku. Các đảo sau thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Nhật Bản, nhưng kể từ năm 2012, tàu quân sự và dân sự của Trung Quốc đã biểu dương đi qua gần các đảo này và Trung Quốc nói rằng họ bị mất các đảo này trong Chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895.

Nhật Bản và Mỹ lo ngại về căng thẳng ở biển Hoa Đông và Biển Đông

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hứa với Thủ tướng Nhật Bản sẽ bảo vệ nếu Trung Quốc cố gắng giành lấy quần đảo Senkaku bằng vũ lực. Như thể cử chỉ đáp nghĩa, Tokyo đang cân nhắc việc cử lực lượng Phòng vệ của mình tới bảo vệ Hải quân Mỹ trong trường hợp Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc cố gắng sáp nhập Đài Loan vào đại lục.

Mặc dù một tháng trước, hai bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ và Nhật Bản đã nhất trí phối hợp chặt chẽ trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự ở eo biển Đài Loan, hình thức tham gia của lực lượng phòng vệ Nhật Bản vẫn chưa được xác định triệt để. Một điều khoản về chủ nghĩa hòa bình trong Hiến pháp Nhật Bản nghiêm cấm việc sử dụng các phương pháp quân sự trong chính sách đối ngoại. Có lẽ, Tokyo sẽ tự giới hạn bằng việc cung cấp hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ.

Mỹ và Nhật chỉ định "điểm nóng" trong quan hệ với Trung Quốc

Nhưng hạn chế chính trong hành động của chính phủ Nhật Bản theo hướng Mỹ sẽ là quan hệ với Trung Quốc. Ngày nay, có rất nhiều chủ đề gay gắt trong đó: tranh chấp quần đảo, và quyền của công dân ở Hồng Kông và khu tự trị Tân Cương, v.v. Nhưng quan hệ thương mại và kinh tế giữa hai nước đang ở mức rất cao. Trung Quốc đã trở thành khách hàng chính của Nhật Bản đối với các sản phẩm mang dòng chữ “Made in Japan” ("Sản xuất tại Nhật Bản"). Năm 2020, bất chấp đại dịch, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã vượt 141 tỷ USD.

Lập trường hiện tại của Tokyo về vấn đề Đài Loan không chỉ có thể làm hỏng quan hệ thương mại giữa hai nước. Các hòn đảo của Nhật Bản, nơi đặt các căn cứ quân sự của Mỹ, có thể trở thành mục tiêu của  quân đội Trung Quốc trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.

Do đó, chính phủ Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiệm vụ không rơi vào bẫy của cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Washington.

Washington là một đồng minh tồi

Bây giờ, khi Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Nhật Bản đang xem xét vấn đề "làm thế nào để hàn gắn khoảng cách với Trung Quốc", nhiều người Nhật nhớ lại rằng đã có trường hợp bản thân người Mỹ đôi khi đặt mối quan hệ của họ với CHND Trung Hoa cao hơn mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản. Ví dụ, vào năm 1978, Hoa Kỳ, khi đó sử dụng quần đảo Senkaku làm nơi huấn luyện quân sự, đã đình chỉ các hoạt động của mình tại đây, vì lo ngại rằng điều này sẽ làm tổn hại đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Washington và Bắc Kinh.

Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố ý định tăng cường liên minh với Hoa Kỳ

Thủ tướng Suga trước khi lên đường công du đang phải đối mặt với câu hỏi không đơn giản là sẽ tiến xa như thế nào trong hợp tác quân sự với Washington. Sự hợp tác này có thể củng cố Lực lượng phòng vệ và  thúc đẩy thực hiện ước mơ của các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do về việc có một đội quân chính thức ở Nhật Bản. Nhưng Washington phải đưa ra ý kiến đồng ý với điều này, bởi vì chính những người Mỹ chiếm đóng các đảo của Nhật Bản vào năm 1945 đã viết nên hiến pháp hòa bình cho đất nước mặt trời mọc. Và ngày nay, có nhiều người Mỹ không muốn hồi sinh chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Ngoài ra, rõ ràng hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ có thể làm hỏng mối quan hệ của Tokyo với các nước láng giềng,  trước hết là Trung Quốc và Nga.

Thảo luận