Tình hình căng thẳng ở Hoa Đông và Biển Đông
“Chúng tôi đã thảo luận về tình hình trong khu vực, chủ yếu tập trung vào Trung Quốc", - ông lưu ý.
Theo Kishi, trong quá trình đàm phán với người đồng cấp Mỹ, ông đã vạch rõ lập trường của Nhật Bản, theo đó, bất kỳ hành động nào dẫn đến căng thẳng ở Hoa Đông và Biển Đông là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
"Chúng tôi nhất trí rằng tất cả những điều này gây ra lo ngại cực độ", - Bộ trưởng nói thêm.
Ông Kishi cũng nói rằng ông đã thảo luận với Austin về tình hình xung quanh CHDCND Triều Tiên và việc thực hiện khái niệm về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Giữa Nhật Bản và Trung Quốc tiếp tục xảy ra tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) ở Biển Hoa Đông, tình hình leo thang vào tháng 9 năm 2012 sau khi chính quyền Tokyo mua lại những hòn đảo này từ các chủ sở hữu tư nhân. Trên Biển Đông vẫn duy trì căng thẳng do yêu sách của một số quốc gia trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo tiếp giáp là Hoàng Sa. Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines có liên quan đến tranh chấp này.
Hôm thứ Ba tại Tokyo đã diễn ra các cuộc đàm phán giữa các bộ ngoại giao và quốc phòng của Nhật Bản và Hoa Kỳ theo thể thức "hai cộng hai". Chuyến thăm Nhật Bản là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức. Dự kiến, chủ đề chính của cuộc hội đàm sắp tới sẽ là ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, cũng như hợp tác song phương ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.