Trung Quốc thay thế nhân công bằng robot

Trung Quốc đang tích cực tự động hóa công việc sản xuất. Shirley Zhou - Giám đốc IT của công ty thiết bị điện tử Trung Quốc Midea, cho biết công ty dự định tăng đáng kể mức độ tự động hóa sản xuất tại 34 nhà máy của chính họ trong vòng 3 năm tới.
Sputnik

Zhou lưu ý Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động và nhiều người trẻ tuổi không muốn làm việc tại nhà máy. Theo ông, tự động hóa sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu nhân công, và hơn nữa là nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thị trường lao động ở Trung Quốc đã thay đổi

Trong hai mươi năm qua, GDP bình quân đầu người đã tăng gấp hơn mười lần - từ 1 000 đô la lên hơn 10 000 đô la. Khi mức sống tăng lên, chi phí lao động cũng tăng theo. Trung Quốc bắt đầu đánh mất lợi thế cạnh tranh quan trọng - nguồn lao động giá rẻ dồi dào. Ngoài ra, trong thập kỷ qua, dân số trong độ tuổi lao động của CHND Trung Hoa đã giảm gần 5 triệu người. Chịu tác động của xu hướng già hóa dân số, cùng với mức sống gia tăng, khả năng tiếp cận việc chăm sóc sức khỏe và giảm tỷ lệ sinh đẻ.

Liệu Trung Quốc có thể nêu tấm gương về việc chuyển đổi số thành công để tăng trưởng kinh tế?
Rất lâu trước khi bắt đầu cuộc xung đột thương mại, công nghệ với một số nước phương Tây, chính quyền Trung Quốc nhận ra cách duy nhất để Trung Quốc duy trì tăng trưởng mạnh mẽ là hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu. Nói cách khác, không cần thiết phải tăng khối lượng sản xuất hiện có, mà phải chuyển đổi theo hướng tăng hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Điều quan trọng là khối lượng giá trị gia tăng được tạo ra ở Trung Quốc ngày càng tăng. Vào giữa những năm 2000, tỷ trọng giá trị gia tăng trực tiếp được tạo ra trong tổng khối lượng sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc là rất nhỏ. Đối với điện tử và máy tính, chỉ tiêu này là 14,5%, đối với thiết bị viễn thông - 28,1%, thiết bị gia dụng - 27,5%.

Một số nước phương Tây coi chương trình «Made in China - 2025» là để các nhà sản xuất Trung Quốc loại bỏ đối thủ phương Tây và thiết lập sự thống trị toàn cầu về công nghệ của Trung Quốc. Trên thực tế, nếu đọc kỹ nội dung chương trình, ý nghĩa của nó là khác nhau.

Mục tiêu của "Made in China - 2025" là gì

Thật vậy, trong đó nêu ra mục tiêu thay thế nhập khẩu các sản phẩm chiến lược. Nhưng nhiệm vụ chính của “Made in China - 2025” là số hóa, hiện đại hóa toàn diện và tăng hiệu quả của toàn bộ nền công nghiệp đất nước.

Trung Quốc thay thế nhân công bằng robot
Ai cũng biết việc tự động hóa các quy trình sản xuất làm tăng năng suất lao động và giảm tỷ lệ phế phẩm. Trong hai năm đầu tiên thực hiện chương trình «Made in China - 2025», theo số liệu chính thức, hơn 100 doanh nghiệp đạt được mức tăng 32,9% về năng suất, giảm mức tiêu thụ năng lượng 11,3% và giảm được 19,3% chi phí vận hành. Tỷ lệ sản phẩm lỗi hỏng giảm 26,3%. Theo thống kê, tỷ trọng của các ngành công nghệ cao trong tổng sản lượng công nghiệp đã tăng lên 12,7% vào năm 2017, so với 10,6% vào năm 2014. Tự động hóa là một xu hướng khách quan trong tương lai, Wang Zhiyong, nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Kinh tế Lao động Trung Quốc, nói với Sputnik.

Robot hóa nghành công nghiệp

Trung Quốc đã bắt kịp xu hướng này và bắt đầu tích cực gia tăng ngành công nghiệp chế tạo người máy. Theo Liên đoàn Robot quốc tế, cứ 10 000 công nhân Trung Quốc thì có 187 robot vào năm 2019. Đồng thời, trung bình trên thế giới, con số này là 113 robot trên 10 nghìn. Con số robot của Trung Quốc không phải quá ấn tượng, mà chính là chỉ số về tốc độ robot hóa. Trong ba năm, số lượng robot đã tăng gần gấp ba lần. Các công ty công nghiệp lớn Trung Quốc đang tăng đầu tư vào lĩnh vực robot, cho phép trung bình tăng hiệu quả sản xuất lên 20% -30%, như đã xảy ra với các nhà máy thí điểm của Midea. Thứ hai, giảm đáng kể chi phí, do nhân công ngày càng đắt đỏ.

Trung Quốc thay thế nhân công bằng robot

Tuy nhiên, quá trình này có mặt trái. Theo tính toán của Bộ Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc, năm nay sẽ có hơn 9 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học tham gia vào thị trường lao động,  và nhìn chung sẽ bổ sung thêm 15 triệu lao động tiềm năng mới. Đồng thời, tình hình thị trường lao động vẫn còn căng thẳng. Mặc dù Trung Quốc đối phó thành công với đại dịch coronavirus, và nước này đạt kết quả phát triển kinh tế tốt vào năm 2020, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn đang giảm dần, và điều này làm tăng áp lực lên thị trường lao động. Tuy nhiên, quá trình robot hóa có thể tạo ra nhiều việc làm mới, nhưng người lao động bắt buộc phải nâng cao trình độ. Đây là nhiệm vụ của nhà nước: giúp mọi người thích nghi với những điều kiện mới, để có được những chuyên môn làm việc mới, Wang Zhiyong nói.

Cách mạng công nghiệp 4.0 liệu có "bóp chết dân số vàng” của Việt Nam?

Chính quyền Trung Quốc nhận thức được sự cần thiết phải hỗ trợ người dân, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn. Sau kết quả của "hai phiên họp" năm nay, đã thông qua kế hoạch 5 năm mới. Trong đó không đặt ra các mục tiêu nghiêm ngặt cho sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, nhưng vạch ra các mục tiêu xã hội quan trọng, bao gồm cả việc tạo ra việc làm mới. Theo kế hoạch, ít nhất 11 triệu việc làm mới sẽ được tạo ra vào năm 2021. Đồng thời, có thể con số này sẽ được vượt qua, giống như  năm 2020: 11,86 triệu so với kế hoạch là 9 triệu. Ngoài ra, chúng còn giúp giải quyết vấn đề việc làm của nhân sự trẻ và các công ty nhà nước. Ví dụ, doanh nghiệp khổng lồ dầu khí Sinopec, đã tuyển dụng 3 500 sinh viên tốt nghiệp đại học vào năm ngoái - một nửa số nhân viên mới của công ty.

Thảo luận